Kim ngạch nhập khẩu 4 tháng 2019 của cả nước tăng so với cùng kỳ

Thứ hai - 06/05/2019 23:40
Trung Quốc – thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng năm 2019, kim ngạch tăng so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng điện tử máy tính và linh kiện tăng gần 81%...

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 3/2019 đạt 21.154 triệu USD, thấp hơn 646 triệu USD so với số ước tính, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng thấp hơn 158 triệu USD; chất dẻo thấp hơn 67 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô thấp hơn 52 triệu USD; điện thoại và linh kiện thấp hơn 38 triệu USD; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép thấp hơn 25 triệu USD; sắt thép và dầu thô cùng thấp hơn 23 triệu USD; bông và giấy các loại cùng thấp hơn 18 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4/2019 ước tính đạt 20,6 tỷ USD, giảm 2,6% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 8,8 tỷ USD, giảm 2,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,8 tỷ USD, giảm 3%. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng giảm so với tháng trước: Chất dẻo giảm 5,5%; xăng dầu giảm 7,8%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 9,5%; điện thoại và linh kiện giảm 11,6%; ô tô giảm 12,3%. So với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4/2019 tăng 17,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17%. Một số mặt hàng có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ô tô tăng 65,1%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 46,4%; sản phẩm chất dẻo tăng 25,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 21,8%; chất dẻo tăng 13,4%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 78,05 tỷ USD, tăng 10,4%so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 32,80 tỷ USD, tăng 14,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 45,25 tỷ USD, tăng 7,6%.
Trong 4 tháng có 17 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 76,3% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước: 
Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,8 tỷ USD (chiếm 20,2% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 20%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 11,6 tỷ USD, tăng 15,2%; vải đạt 4,1 tỷ USD, tăng 8%; sắt thép đạt 3,1 tỷ USD, tăng 3,9%; chất dẻo đạt 2,9 tỷ USD, tăng 3,9%; ô tô đạt 2,4 tỷ USD, tăng 95,6%; sản phẩm chất dẻo đạt 2 tỷ USD, tăng 12,3%. 

Bên cạnh đó, một số mặt hàng có giá trị giảm so với cùng kỳ năm 2018: Điện thoại và linh kiện đạt 3,6 tỷ USD, giảm 15,5%; kim loại thường đạt 2,1 tỷ USD, giảm 9,5%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,3 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 80,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 28,5%; vải tăng 13,3%. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 15,5 tỷ USD, tăng 3,1%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 9,3%; sắt thép tăng 5,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 4,3%. 

Thị trường ASEAN đạt 10,8 tỷ USD, tăng 9,2%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 619,3%; sắt thép tăng 372,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 11,3%. Nhật Bản đạt 5,7 tỷ USD, giảm 1,4%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện giảm 2,6%; sắt thép giảm 15,6%; điện thoại và linh kiện giảm 85%. Thị trường EU đạt 4,6 tỷ USD, tăng 14,8%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 714,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 23,8%. Hoa Kỳ đạt 4,2 tỷ USD, tăng 14,3%, trong đó thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 16,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 9,4%.

Nguồn tin: www.asemconnectvietnam.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi