Click để xem bìa sau
  • CẨM NANG CAM KẾT DỊCH VỤ - ĐẦU TƯ TRONG EVFTA: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý


    • Tác giả: Bộ Công Thương
    • Giá bìa: Không bán
    • Số trang: 200
  • Ngày 02 tháng 12 năm 2015, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Cao ủy Thương mại EU đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Hai bên khẳng định “đây là thời khắc lịch sử trọng đại và là một dấu ấn đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU”, mở ra một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ song phương. Với kết quả đàm phán, hai bên đã đạt được một bước tiến trọng yếu trong lộ trình tăng cường quan hệ đối tác chính trị toàn diện và sâu sắc, đặc biệt là quan hệ thương mại-đầu tư.

Nhà xuất bản
Năm Xuất Bản
 
Số lượng
Ngày 30 tháng 6 năm 2019, Hiệp định EVFTA đã được hai bên ký kết tại Hà Nội. Trên cơ sở đó, Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức phê chuẩn EVFTA trong cuộc họp ngày 12 tháng 2 năm 2020. Gần 4 tháng sau, tại Kỳ họp thứ 9 ngày 08 tháng 6 năm 2020, với tỷ lệ tán thành 100%, Quốc hội Việt Nam Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn EVFTA. Với việc Việt Nam và EU hoàn tất các thủ tục pháp lý trong nước và thông báo cho nhau, EVFTA đã chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2020.

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Việc Hiệp định được phê chuẩn và có hiệu lực là sự khẳng định về chủ trương tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Hiệp định cũng là cơ sở vững chắc để phát huy tiềm năng phát triển về thương mại, đầu tư và hợp tác giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới.

Với những cam kết đạt được, EVFTA được mong đợi sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam. Các lợi ích chính có thể kể đến là: mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh; tiếp cận nguồn hàng nhập khẩu đa dạng, có chất lượng cao; khuyến khích cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng cởi mở, thông thoáng và minh bạch hơn, thúc đẩy luồng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp EU. Ngoài ra, các cam kết liên quan đến đầu tư, tự do hóa thương mại dịch vụ, mua sắm của Chính phủ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững v.v. cũng sẽ giúp Việt Nam có điều kiện hoàn thiện khung khổ pháp lý tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.

Ở góc độ thương mại dịch vụ và đầu tư, cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Theo đó, cam kết của Việt Nam trong EVFTA có đi xa hơn cam kết trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hoặc ít nhất là tương đương mức cam kết cao nhất của Việt Nam về mở cửa thị trường trong các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) khác. Điều này đồng nghĩa Việt Nam sẽ mở cửa thị trường dịch vụ cho các doanh nghiệp của EU như đối với các nước ASEAN hay các đối tác trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ngược lại, các cam kết của EU dành cho Việt Nam cũng cao hơn so với cam kết của EU theo WTO và tương đương mức cam kết cao nhất của EU trong các FTA gần đây.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật

 

sách cùng loại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi