Tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á tháng 9

Thứ ba - 03/10/2017 00:20
Trong tháng 9 vừa qua, kinh tế các nước ASEAN có những diễn biến sau: Đồng Bath Thái Lan tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế;Lạm phát của Philippines cao nhất trong ba tháng qua; Thái Lan thúc đẩy xây dựng Hành lang Kinh tế phía Đông;Khả năng cạnh tranh của Singapore mạnh nhất châu Á.

Thái Lan

Đồng Bath tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
Hiện nay, đồng Bath là đồng tiền mạnh nhất của châu Á, vì Thái Lan có đến 70% hoạt động kinh tế có được do xuất khẩu và phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hàng hóa của Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi, 20 năm trước đồng bath bất ngờ mất giá, gây ảnh hưởng lớn trên thế giới.
Trong năm nay đồng Bath đã tăng giá 8,1%. Các nhà đầu tư đang mất niềm tin vào chính sách kinh tế của Donald Trump, và đồng đô la. Ngân hàng trung ương Thái Lan đã buộc phải can thiệp, do lo ngại rằng Tổng thống Mỹ sẽ dán nhãn Thái Lan là nước thao túng tiền tệ. Trong khi đó, lợi nhuận từ lĩnh vực bất động sản của Thái Lan khá cao do đầu cơ.
Hiện nay, ngành thương mại du lịch tăng trưởng, lượng dự trữ ngoại tệ và thặng dư tài khoản vãng lai tăng, đồng baht tăng giá. Đầu tư cơ sở hạ tầng giảm, do chính phủ không khuyến khích đầu tư.
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan đạt 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ Thái Lan đã đầu tư 45 tỷ USD để nâng cấp đường xá, bến cảng và lưới điện, khuyến khích Toyotas và Samsungs đầu tư vào Thái Lan để tạo thêm công ăn việc làm. Những nỗ lực bài trừ tham nhũng, cắt giảm thủ tục rườm rà và giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Thái Lan vẫn chậm hơn Trung Quốc. Lực lượng lao động tay nghề yếu cần phải được nâng cao thu nhập từ mức 6.000 USD hiện nay lên trên 10.000 USD. Đầu tư của khu vực tư nhân đang suy giảm.
Về lâu dài, tiền tệ chỉ mạnh lên khi có nền tảng vững chắc. Hệ thống chính quyền này đã tồn tại lâu nhất, từ đầu những năm 1970 đến nay. Nếu chính phủ không đưa ra một số cải cách lớn về tiền tệ, đồng baht có thể làm giảm mức tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế quý 2 của Thái Lan đạt 3,7%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 6,9% của Trung Quốc, 6,5% của Philippines và 5% của Indonesia.
Ngày 21/8, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo số liệu về "lượng chuyển khoản giữa các tài khoản tiền bath vãng lai có thể liên quan đến đầu cơ tiền tệ" và họ cảnh báo có thể đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đầu cơ, tăng giá trị của đồng Baht.
Thái Lan thúc đẩy xây dựng Hành lang Kinh tế phía Đông
Dự thảo luật dân sự đầu tiên áp dụng đối với Khu vực Hành lang Kinh tế Phía Đông (EEC) sẽ được trình Quốc hội Thái Lan để thông qua vào ngày 29/9 và có khả năng được triển khai vào tháng 10/2017.
Mục tiêu của Thái Lan khi xây dựng luật này là để góp phần tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài trước khi quyết định đầu tư vào EEC.
Hiện có hơn 30 công ty nước ngoài và Thái Lan cam kết đầu tư vào khu vực này. 
Bộ trưởng Công nghiệp Thái Lan Uttama Savanayana được báo chí nước này dẫn lời chia sẻ, nhiều nhà đầu tư nước ngoài và Thái Lan đang mong chờ Luật dân sự được thông qua, chính thức đánh dấu sự khởi đầu của EEC. 
Các nhà đầu tư Nhật Bản thuộc nhóm các nhà đầu tư lớn nhất tại Thái Lan cũng thể hiện ủng hộ việc áp dụng luật dân sự nhằm bảo đảm chính sách hỗ trợ sự phát triển của EEC trong dài hạn.
Bên cạnh đó, Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) cũng có kế hoạch dành ưu đãi 5 năm miễn 50% thuế đối với các dự án đầu tư mới, cụ thể trong khu vực Hành lang Kinh tế Phía Đông. 
Xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trưởng tháng thứ sáu liên tiếp trong tháng 8/2017, đạt mức tăng 13,2%, cao hơn kỳ vọng và là mức tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 55 tháng qua, so với mức tăng 10,5% trong tháng 7/2017. 
Trong thời gian từ tháng 1-8/2017, xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng lần lượt ở mức 8,9% và 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu đã phục hồi, tuy nhiên, vẫn chịu nhiều áp lực khi đồng baht tăng giá 8% so với đồng USD trong năm nay. 
Nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có mức tăng lớn nhất bao gồm ô tô và phụ tùng (tăng 11,1%), máy tính và linh kiện (tăng 7,6%), các sản phẩm cao su (tăng 4,3%), các sản phẩm nhựa (tăng 3,7%), bảng mạch điện tử (tăng 3,5%), máy móc và linh kiện (tăng 3,3%), các sản phẩm hóa học (3,1%), nữ trang và đá quý (không bao gồm vàng (tăng 2,9%), dầu đã tinh chế (tăng 2,8%), và cao sư thiên nhiên (tăng 2,7%).
Xuất khẩu ô tô trong tháng 8/2017 đạt 102.907 chiếc, tăng 9,26%. Xét về giá trị, xuất khẩu ô tô đạt 54,2 tỷ baht, tăng 6,19%. 
Nhập khẩu trong tháng 8/2017 của Thái Lan tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2016. Thái Lan đạt thặng dư thương mại 2,09 tỷ USD trong tháng Tám vừa qua.
Philippines
Theo Cơ quan thống kê Philippines, giá tiêu dùng của nước này trong tháng 8 tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2016 và so với 2,8% của tháng 7. Đây là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 5 do giá phần lớn các mặt hàng đều tăng.
Trong tháng 8, giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 3,5% so với 3,3% của tháng 7, giá thuốc lá và đồ uống có cồn tăng 6,5%, giá nhà ở, điện, nước tăng 2,8%, giá vận tải tăng 4,4%. Ngược lại, giá quần áo và giày dép giảm xuống 1,9% từ 2,1% trong tháng 7, giá thiết bị gia dụng giảm xuống 1,8% so với 2% của tháng 7.
Tỷ lệ lạm phát lõi tăng 3% từ 2,1% trong tháng 7, mức cao nhất trong bốn tháng qua.
So sánh theo tháng, giá tiêu dùng tăng 0,3%, bằng với mức tăng của tháng 7 và cao hơn so với ước tính 0,2%.
Tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 vẫn trong giới hạn mà Ngân hàng trung ương Philippines đặt ra từ 2 đến 4%.
Singapore
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 27/9 công bố Báo cáo về tính cạnh tranh toàn cầu, theo đó, Singapore là nền kinh tế có khả năng cạnh tranh mạnh nhất châu Á.
Trong danh sách xếp hạng của WEF, Singapore giảm một bậc xuống vị trí thứ ba, sau Thụy Sỹ và Mỹ, song “đảo quốc sư tử” vẫn dẫn đầu khu vực châu Á về tính cạnh tranh của nền kinh tế. 
Cũng theo báo cáo của WEF, Trung Quốc đại lục tăng một bậc so với năm 2016 lên vị trí thứ 27. Bên cạnh đó, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) xếp thứ 6, tăng 3 bậc so với năm 2016, nhờ thị trường tài chính vững mạnh. Hong Kong cũng được WEF cho là có cơ sở vật chất tốt nhất và thị trường hiệu quả thứ hai thế giới. 
Trong khi đó Hàn Quốc vẫn “dậm chân” ở vị trí 26, khi sự cải thiện trong môi trường kinh tế vĩ mô của nước này bị lấn át bởi những thách thức trong các lĩnh vực tài chính và lao động. 
Hàng năm, chỉ số cạnh tranh của WEF xếp hạng 137 quốc gia về khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế toàn diện, dựa trên 12 tiêu chí thể hiện khả năng cạnh tranh, trong đó có sự đổi mới, cơ sở hạ tầng, và môi trường kinh tế vĩ mô.

Nguồn tin: asemconnectvietnam.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi