9

Sửa đổi đồng bộ các loại thuế, phí về BVMT với các sắc thuế khác

 22:44 13/09/2017

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 14, chiều 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường.
67

Chia sẻ thông tin cập nhật về biến đổi khí hậu

 01:23 31/08/2017

Các thông tin cập nhật, tác động của biến đổi khí hậu đến các tỉnh miền Bắc và Đồng bằng sông Hồng đã được thảo luận tại Hội nghị khu vực miền Bắc triển khai thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị tổ chức ngày 29/8.
65

Việt Nam, Phần Lan tăng cường hợp tác giáo dục

 01:05 31/08/2017

 Ngày 28/8, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã có chuyến thăm và làm việc với nhiều cơ quan giáo dục của Phần Lan. Nhân dịp này đại diện các trường đại học và phổ thông của Việt Nam đã ký kết 18 văn bản ghi nhớ hợp tác, đồng thời thảo luận nhiều vấn đề thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa hai nước.
48

Hoàn tất thảo luận Lộ trình kinh tế mạng của APEC

 00:51 29/08/2017

 Nhóm đặc trách về kinh tế mạng (AHSGIE) đã hoàn tất thảo luận Lộ trình kinh tế mạng của APEC và dự thảo chương trình hoạt động của AHSGIE cho những năm tiếp theo.
Tập trung thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018

Tập trung thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018

 04:24 22/08/2017

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các đại biểu dành thời gian thỏa đáng để thảo luận về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của ngành giáo dục trong năm học tới, “xem các nội dung này đã đúng, trúng chưa, trên cơ sở đó chúng ta cùng nhau tập trung thực hiện cho hiệu quả".
13

UBTVQH thảo luận về các dự án giao thông BOT

 23:18 14/08/2017

Sáng 15/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức Hợp đồng Xây dựng–Kinh doanh–Chuyển giao (BOT).
19

Hơn 5.000 ‘giấy phép con’: Chính phủ hành động

 23:46 06/08/2017

Ý kiến chuyên gia cho rằng việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các Bộ xử lý các báo cáo rà soát độc lập mới đây về điều kiện kinh doanh đã thể hiện rõ tinh thần Chính phủ hành động; kiến nghị cần có rà soát tổng thể với các cuộc thảo luận công khai về vấn đề này.
11

Thường trực Chính phủ họp về dự án Luật Đơn vị hành chính–kinh tế đặc biệt

 22:52 02/08/2017

 Sáng 2/8, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp, thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu).
Dự kiến chốt mức tăng lương tối thiểu vùng vào ngày 7/8

Dự kiến chốt mức tăng lương tối thiểu vùng vào ngày 7/8

 02:56 31/07/2017

 Ngày 28/7, sau khi kết thúc phiên họp lần 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia về phương án tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2018, khoảng cách chênh lệch giữa mức đề xuất của đại diện người sử dụng lao động và người lao động đã được rút ngắn. Phương án thống nhất sẽ được tiếp tục thảo luận và đưa ra tại phiên họp lần 3 ngày 7/8.
52

Xây dựng cộng đồng giáo dục chất lượng cao ở Đông Nam Á

 01:43 19/07/2017

Lãnh đạo các trường đại học trong khối ASEAN đang cùng nhau thảo luận về các chính sách giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm trong quản trị đại học, xây dựng kế hoạch phát triển một cộng đồng giáo dục chất lượng cao ở khu vực Đông Nam Á.
82

Sẽ thảo luận việc bỏ ‘điểm sàn’ trước mùa thi 2018

 02:22 17/07/2017

Mặc dù Bộ GD&ĐT đã xác định bỏ điểm sàn từ kỳ tuyển sinh năm 2018, song vẫn có ý kiến băn khoăn về chất lượng đào tạo của các trường tốp giữa và thấp hơn. Vì vậy, Bộ sẽ thảo luận lại về quy chế tuyển sinh đại học, trong đó có việc bỏ điểm sàn vào đại học trước mùa tuyển sinh năm 2018.
42

Hiệp định TPP: Các nhà đàm phán muốn đạt tiến triển

 00:22 13/07/2017

Ngày 12/7, các nhà đàm phán của 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bắt đầu gặp nhau tại Nhật Bản để thảo luận về việc đưa Hiệp định vào thực thi.
39

Điểm sàn vào đại học cao nhất từ trước đến nay: 15,5 điểm

 00:16 13/07/2017

Ngày 12/7, Hội đồng xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào năm 2017 (điểm sàn) của Bộ đã họp, thảo luận và thống nhất đề xuất Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mức điểm sàn cho tất cả các khối thi là 15,5 điểm. Đây là mức điểm sàn cao nhất từ trước đến nay.
50

Vấn đề Triều Tiên: Hàn Quốc đề xuất sáng kiến hòa bình

 04:30 07/07/2017

Triều Tiên, Hàn Quốc sớm nối lại đối thoại; hai bên có thể thảo luận mọi vấn đề; dừng các hành vi thù địch… là những đề xuất trong “Sáng kiến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên” của Tổng thống Hàn Quốc.
5

Các hoạt động của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus và Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

 22:59 04/07/2017

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã tháp tùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus và Liên bang Nga đầu tiên của Chủ tịch nước diễn ra từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 01 tháng 7 năm 2017. Ngoài việc tham gia các hoạt động chính của đoàn chính thức tháp tùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có các buổi làm việc song phương, cụ thể là: làm việc với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Belarus, chủ trì phiên họp của Ủy ban hỗn hợp về thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu và chủ trì các phiên thảo luận chuyên đề tại hai buổi tọa đàm kinh tế tại Belarus và Liên bang Nga.
Từ tầm nhìn trở thành hiện thực – Tổ chức sự kiện chúc mừng thành công của Hiệp định Tạo Thuận lợi Thương mại

Từ tầm nhìn trở thành hiện thực – Tổ chức sự kiện chúc mừng thành công của Hiệp định Tạo Thuận lợi Thương mại

 23:53 02/07/2017

Vào ngày 2/6/2017, các thành viên WTO và nhà đàm phán đã tham gia trực tiếp vào việc đàm phán Hiệp định Tạo Thuận lợi Thương mại đã cùng nhau tham dự sự kiện chúc mừng Hiệp định đi vào hiệu lực và thảo luận việc đảm bảo thực thi Hiệp định này trong những năm tới đây.
28

Thảo luận, cho ý kiến về nhân sự MTTQ Việt Nam

 04:19 22/06/2017

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã thảo luận và cho ý kiến vào Tờ trình của Ban Thường trực về hiệp thương cử Chủ tịch và Tờ trình hiệp thương bổ sung nhân sự Ban Thường trực, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (khóa VIII); Biểu quyết thông qua các Tờ trình của Đoàn Chủ tịch trình Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về nhân sự.
24

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi)

 23:52 20/06/2017

Các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) và cho rằng, trong tình hình khai thác thủy sản có nguy cơ tận diệt như hiện nay thì dự thảo Luật là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Ảnh minh họa Sáng 20/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi).
Theo Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Luật Thủy sản được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004.

Sau 13 năm thực hiện, Luật Thủy sản năm 2003 đã góp phần tạo hành lang pháp lý tương đối thuận lợi cho các hoạt động thủy sản, nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về thủy sản, góp phần khai thác tiềm năng của nước ta trong hoạt động thủy sản và góp phần đưa ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn trong giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, để phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) và tình hình thực tiễn, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Về tên gọi của Luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí tên gọi là Luật Thuỷ sản (sửa đổi) như đề nghị của Chính phủ vì phù hợp với phạm vi điều chỉnh và nội hàm của dự án Luật.

Về đối tượng áp dụng, Ủy ban đề nghị ban soạn thảo tiếp tục xem xét, nghiên cứu để bổ sung nội dung về khai thác ngoài vùng biển Việt Nam cho phù hợp. Tuy trong dự thảo Luật đã có riêng Mục 3, Chương IV quy định về nội dung này, nhưng cần được chi tiết hơn. Các quy định cần được xem xét kỹ lưỡng, bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cũng như các thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương với các nước liên quan.

Dự thảo Luật có 8 chương 100 điều, về cơ bản giữ nguyên tên chương của Luật Thủy sản năm 2003, nhưng có giảm 2 chương và tăng 38 điều. Bố cục của dự thảo Luật là khá rõ ràng. Tuy nhiên, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị ban soạn thảo cần xem xét để thể hiện có 1 chương riêng về quản lý Nhà nước trong hoạt động thủy sản trên cơ sở tách Điều 7 và quy định rõ hơn về chức năng, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.

Tại phiên họp, các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) và cho rằng, trong tình hình khai thác thủy sản có nguy cơ tận diệt như hiện nay thì dự thảo Luật là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thủy sản, đẩy mạnh phát triển thủy sản thành ngành kinh tế theo chuỗi giá trị.



Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) bày tỏ không đồng tình với việc thành lập kiểm ngư ở cấp tỉnh
Nhiều tranh luận về việc lập lực lượng kiểm ngư cấp tỉnh

Trong buổi thảo luận sáng nay, một trong những nội dung được các đại biểu tập trung cho ý kiến về dự thảo Luật này là chế định về lực lượng kiểm ngư.

Đồng tình về việc cần thiết thành lập lực lượng kiểm ngư ở cấp tỉnh, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) phân tích, Chiến lược biển Việt Nam xác định, mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Muốn phát triển kinh tế biển thì biển phải mạnh. Do đó, việc khai thác tiềm năng biển, trong đó có nuôi trồng, khai thác thủy sản phải gắn với an ninh quốc phòng, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.

Đại biểu Thủy chỉ rõ, thời gian qua, lực lượng kiểm ngư trên biển khá thưa thớt, trong khi lực lượng thanh tra chuyên ngành hoạt động chưa hiệu quả vì thiếu kinh phí, giới hạn về quyền hạn, phương tiện hoạt động còn cũ kỹ, lạc hậu…

Nếu có lực lượng kiểm ngư thường xuyên nâng cao kiểm soát sẽ góp phần nâng cao cảnh giác và cùng với các lực lượng chấp pháp khác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ ngư dân phòng tránh bão, bảo vệ an an ninh trên biển.

Trên cơ sở đó, bà Thủy cho rằng, cần thành lập kiểm ngư ở các tỉnh có biển và một số tỉnh biên giới có sông lớn chảy qua, có nguồn lợi thuỷ sản phong phú để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản kết hợp với bảo vệ an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng thành lập ồ ạt các chi cục kiểm ngư cấp tỉnh đầu tư mua sắm trang thiết bị nhưng không đủ năng lực, không đủ kinh phí, gây lãng phí, bà Thủy đề nghị Chính phủ phân cấp cho UBND cấp tỉnh chỉ thành lập kiểm ngư cấp tỉnh theo phương án không tăng biên chế theo Nghị quyết 39; thành lập theo lộ trình, chỉ thành lập khi đã đủ điều kiện và thực sự cần thiết. Đồng thời, đã thành lập thì địa phương phải bảo đảm điều kiện cho lực lượng kiểm ngư hoạt động.

Ở góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) ủng hộ việc quy định lực lượng kiểm ngư Trung ương và quy định kiểm ngư tại 28 tỉnh ven biển.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc, một trong những vấn đề mà cử tri rất bức xúc đó là việc sử dụng ngư cụ để khai thác thủy sản mang tính tận diệt đang ngày càng gia tăng, do vậy, cần thiết có lực lượng thực thi pháp luật đủ mạnh như kiểm ngư để bảo vệ nguồn lơi thủy sản một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, để bảo đảm được sự thống nhất trong quản lý, huy động lực lượng tham gia chủ quyền, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ ngư dân trên biển được thực hiện đồng bộ, kịp thời và hiệu quả, thì lực lượng kiểm ngư này sẽ được chuyển đổi từ lực lượng thanh tra chuyên ngành về thủy sản.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lại bày tỏ không đồng tình với việc thành lập kiểm ngư ở cấp tỉnh. Theo ông Cương, khái niệm “kiểm ngư” trong dự thảo Luật không rõ, không có sự kế thừa quy định của Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 29/11/2012 về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư. Lực lượng kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, thậm chí được giao một số hoạt động liên quan đến tố tụng ban đầu và thực hiện thanh tra chuyên ngành trên vùng biển về thủy sản.

Điều mà ông Cương băn khoăn là nếu thành lập lượng kiểm ngư ở cấp tỉnh sẽ có thể làm tăng biên chế. Bởi lẽ, trước đây, chúng ta có cơ quan kiểm ngư Trung ương và cấp vùng. Sau khi có Nghị định 102, một số tỉnh đã thành lập lực lượng này.

“Trong tình hình chủ trương về tinh giản biên chế đang được đặt ra như hiện nay thì không nên để Luật Thủy sản (sửa đổi) hợp lý hóa lực lượng này”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh.
41

Ngày 16/6: Quốc hội xem xét 3 dự án luật

 01:38 19/06/2017

Theo chương trình làm việc, ngày 16/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), biểu quyết thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi).
30

Quốc hội thảo luận Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)

 01:22 19/06/2017

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, sáng 16/6, đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi