Lúa mì tăng do sản lượng sụt giảm
Giá lúa mì tăng do dự báo sản lượng của Nga sụt giảm. Trên sàn Chicago, giá lúa mì tăng7- Trong khi đó tại Nga, lúa mì Biển Đen loại 12,5% protein nhìn chung giữ vững ở mức cao 193 USD/tấn (FOB) trong suốt một tuần nay; công ty tư vấn SovEcon ở Moscow báo giá lúa mì tăng 2 USD so với cách đây một tuần, lên 197 USD/tấn.
SovEcon hôm 26/7/2019 đã hạ dự báo về xuất khẩu ngũ cốc của họ trong niên vụ 2019/20 (bắt đầu từ 1/7/2019) xuống còn 41,9 triệu tấn, trong đó xuất khẩu lúa mì giảm 6,2 triệu tấn xuống còn 31,4 triệu tấn.
Tuy nhiên, cơ quan tư vấn nông nghiệp của Nga, IKAR, cho biết, theo số liệu sơ bộ của cơ quan thống kê Nga – Rosstat – thì diện tích trồng lúa mì Nga vụ này cao hơn 0,3 triệu ha so với con số ước tính của SovEcon. Ngày 29/7/2019, IKAR đã nâng dự báo về sản lượng lúa mì Nga năm 2019 lên 76,4 triệu tấn. Mặc dù vậy, IKAR cũng cho rằng thiếu mưa ở một số khu vực thuộc Siberia có thể gây sai số lớn trong dự báo này.
Xuất khẩu ngũ cốc nga từ 1 đến 25/7/2019 giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 2,59 triệu tấn.
Cà phê tăng do lo ngại thời tiết xấu
Giá cà phê arabica trên sàn New York vừa đảo chiều tăng phiên đầu tiên trong vòng 7 phiên, do dự báo sẽ có sương giá ở Brazil trong những ngày tới.
Lúc kết thúc phiên giao dịch, cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2019 giá tăng 1,4 UScent tương đương 1,4% lên 1,0115 USD/lb; hồi phục từ mức thấp nhất hơn 1 tháng là 98,75 USD lúc đầu phiên vừa qua.
Hợp đồng arabica kỳ hạn tháng 8/2019 đã giảm 5,8% trong tuần qua, mức giảm nhiều nhất trong vòng 2 năm.
Đối với robusta, kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn London giá tăng 27 USD tương đương 2% trong phiên vừa qua, lên 1.371 USD/tấn. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay ước tính giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cao su giảm
Giá cao su trên sàn Tokyo giảm trong phiên vừa qua giữa bối cảnh giới đầu tư dõi theo cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung
Kết thúc phiên giao dịch, cao su kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Tokyo giảm 2,4 JPY tương đương 1,3% xuống 181 JPY (1,67 USD)/kg. Tuy nhiên, cao su TSR20 trên sàn này có giá vững ở mức khoảng 108,63 JPY/kg. Tại Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 9/2019 tăng 120 CNY lên 10,685 CNY (1.550 USD)/tấn; trong khi đó, giá cao su hợp đồng kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn Singapore giảm 1,6% xuống 138,1 UScent/kg.
Ngô giảm phiên thứ 5 liên tiếp, đậu tương tăng giá
Giá ngô tại Mỹ ngày 30/7/2019 giảm phiên thứ 5 liên tiếp, khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết điều kiện cây trồng Bắc Mỹ cao hơn dự báo thị trường thị trường.
Giá ngô kỳ hạn trên sàn Chicago giảm 0,3% xuống 4,25-3/4 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó giảm 1,8% xuống 4,12 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 11/6/2019.
Giá đậu tương kỳ hạn trên sàn Chicago tăng 0,1% lên 9,05 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó tăng 0,4%.
SovEcon, một trong những công ty tư vấn nông nghiệp hàng đầu của Nga, giảm dự báo xuất khẩu ngũ cốc của nước này trong năm marketing 2019/20 bắt đầu ngày 1/7 thêm 7 triệu tấn xuống 41,9 triệu tấn.
Đồng JPY chạm mức thấp nhất gần 3 tuần do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất đã hỗ trợ đồng USD và trước cuộc họp của Ngân hàng Nhật Bản, được coi là cuộc thử nghiệm quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong bối cảnh chu kỳ nới lỏng tiền tệ toàn cầu.
Giá dầu tăng trong ngày thứ ba (30/7/2019) trong bối cảnh kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất – lần đầu tiên – trong hơn 1 thập kỷ trong tuần này.
Chứng khoán Mỹ giảm trở lại từ mức cao kỷ lục trong tuần trước, do các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất và tìm kiếm dấu hiệu tiến triển từ các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra tại Thượng Hải.
Indonesia cảnh báo thiệt hại sản xuất gạo do hạn hán
Sản lượng gạo của Indonesia đang đối diện với rủi ro thiệt hại do một đợt khô hạn kéo dài bất thường tại một vùng trồng lúa, làm dấy lên khả năng nhập khẩu gạo của Indonesia tăng vọt trong năm thứ 2 liên tiếp.
Thời tiết khô hạn trên các cánh đồng lúa khắp đảo Java, khu vực sản xuất lúa chính của Indonesia, và Bộ Nông nghiệp nước này cho biết sản lượng thu hoạch giảm trên nhiều khu vực. Một số khu vực hiện đã không có mưa lên tới hơn 60 ngày, theo cơ quan dự báo thời tiết Indonesia cho hay và cảnh báo rằng có khả năng nước này chịu tác động của El Nino yếu. Hạn hán đang khiến tổng thống Indonesia Joko Widodo phải tiến hành từng bước giảm thiểu tác động và cân nhắc sử dụng mưa nhân tạo là một giải pháp.
Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục giảm sát và đánh giá tác động của đợt khô hạn này lên hạn hán và sẽ thông báo giải pháp giải quyết vấn đề này vào tháng 8, theo Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế cho hay. Indonesia đang chuẩn bị các máy bay chứa đầy hóa chất tạo mây, một dạng mô phỏng thời tiết nhằm thay đổi lượng mưa từ các đám mây.
Hiện vẫn chưa rõ tác động của hạn hán lên dầu cọ và cao su nhưng cơ quan dự báo thời tiết Indonesia đã cảnh báo cháy rừng tăng lên ở Sumatra và Kalimantan, các khu vực sản xuất chính dầu cọ và cao su của nươc snày. Nhà sản xuất giấy Asia Pulp & Paper Co. cho biết họ sẽ cố gắng ngăn chặn cháy rừng.
Trong khi các ước tính thiệt hại sản xuất khá nhỏ so với tổng diện tích trồng lúa khoảng 12 triệu ha của Indonesia, thiệt hại tương đương xảy ra vào năm ngoái đã buộc chính phủ Indonesia phải tăng mạnh nhập khẩu gạo lên mức cao nhất trong 6 năm. Tồn kho gạo lớn của Bulog có thể sẽ giúp ngăn chặn tình trạng trên tái diễn, theo nhận định của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Bộ Nông nghiệp Indonesia có kế hoạch hạ thấp tối đa tác động của các đợt hạn hán trong tương lai bằng cách sử dụng các giống kháng hạn. Các hoạt động sản xuất khác như ngô và đậu tương vẫn chưa chịu tác động của thời tiết khô.
Giá một số mặt hàng ngày 30/7/2019:
Mặt hàng |
ĐVT |
Giá mới nhất |
Thay đổi |
% thay đổi |
Lúa mì CBOT |
UScent/bushel |
502 |
-1,5 |
-0,3 |
Ngô CBOT |
UScent/bushel |
425,75 |
-1,25 |
-0,29 |
Đậu tương CBOT |
UScent/bushel |
905 |
0,75 |
+0,08 |
Gạo CBOT |
USD/100 cwt |
12,29 |
-0,03 |
-0,2 |