Những thách thức trong tiến trình xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số tại ASEAN

Thứ sáu - 11/05/2018 00:18
Một báo cáo mới đây của Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) cho biết, các quốc gia trong khu vực ASEAN sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số.

Tuy nhiên, nếu đạt được thành công, khu vực này sẽ gặt hái được những thành quả to lớn về năng suất.

Trong ấn phẩm Macroeconomic Review (Tổng quan Kinh tế vĩ mô) vừa được phát hành, MAS đã đính kèm một bài báo cáo đặc biệt về tình hình phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN. Bài báo cáo nhận xét rằng, tại các nền kinh tế trong khu vực ASEAN, lĩnh vực ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) đang phát triển nhanh chóng và hiện chiếm khoảng 3% tổng giá trị gia tăng trong khu vực.
Tầm quan trọng ngày càng tăng của lĩnh vực này đang được thể hiện rõ nhất tại các nước Indonesia, Malaysia và Singapore.
Thị trường thương mại điện tử tại 6 nước Đông Nam Á – gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – năm 2015 được định giá chỉ vào khoảng 5 tỷ USD, nhưng đến năm 2025, 6 thị trường này dự kiến sẽ có tổng giá trị là 90 tỷ USD (120 tỷ SGD), trong đó, Indonesia là thị trường có giá trị cao nhất trong khu vực.
MAS nhấn mạnh rằng, công cuộc chuyển đổi kỹ thuật số sẽ có thể mang đến nhiều lợi ích cho các nước ASEAN.
ICT có thể sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc mở rộng khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ ở những khu vực chậm phát triển.
Nền tảng thanh toán di động sẽ cho phép người nông dân trong khu vực có thể thực hiện các tác vụ chuyển tiền với mức phí thấp hơn.
Những lợi ích của công nghệ kỹ thuật số
Công nghệ kỹ thuật số có thể giúp nhà sản xuất giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận.
Ví dụ, trong khâu sản xuất, một mạng lưới cảm biến được lắp đặt trong các nhà máy sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những điểm nghẽn trong dây chuyền sản xuất, từ đó tìm ra cách giảm hao phí và tối ưu hóa quá trình sản xuất.
Hệ thống này còn giúp doanh nghiệp có thể giám sát mọi hoạt động trong toàn bộ chuỗi cung ứng theo khung thời gian thực.
Một ưu điểm khác đó là, khi tích hợp ICT vào ngành sản xuất, các quốc gia có thể nhanh chóng tiến lên các chuỗi giá trị.
Tại Malaysia, những tập đoàn đa quốc gia như Intel và Panasonic đang là những người đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử.
Còn tại Việt Nam, Samsung đã thiết lập nhiều nhà máy sản xuất để tận dụng nguồn lao động được đào tạo tốt và chi phí tương đối thấp.
Bài báo cáo cũng nhận xét rằng những công ty trực tuyến trong các lĩnh vực thương mại điện tử, viễn thông, truyền thông, và công nghệ tài chính có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp truyền thống nhờ vào khả năng giảm thiểu chi phí vận hành và thuê mướn cơ sở vật chất. Việc giảm thiểu chi phí này cuối cùng sẽ có lợi cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, báo cáo cho biết, phần lớn các nước trong khu vực ASEAN vẫn chỉ đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Nếu các chính sách và các yếu tố phù hợp đã có sẵn, cùng với một môi trường pháp lý hỗ trợ hiệu quả, khối ASEAN sẽ có tiềm năng vượt xa những quốc gia khác.

Nguồn tin: www.asemconnectvietnam.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi