Khai thác tiềm năng số hóa để tăng cường hiệu quả quản lý trong khu vực ASEAN

Thứ năm - 02/11/2017 22:38
Trong năm nay, ASEAN đã kỉ niệm 50 năm thành lập, và một trong những thành tựu quan trọng của tổ chức này là sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) – nền tảng thúc đẩy hội nhập kinh tế của 10 nước thành viên.

AEC đã bắt đầu tác động đến nền kinh tế khu vực, và được dự đoán là sẽ tạo ra ảnh hưởng sâu rộng hơn trong tương lai.

Tiềm năng của khối ASEAN là rất lớn: với 630 triệu dân (hơn một nửa trong số đó dưới 30 tuổi) và thị trường tiêu dùng đáng giá 1.5 nghìn tỉ USD, ASEAN sẽ là một ngôi sao sáng trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Đông Nam Á là khu vực xuất khẩu lớn thứ tư thế giới, chiếm đến 7% trong giá trị xuất khẩu toàn cầu. Nếu xem ASEAN như một khối kinh tế thống nhất, thì khối này sẽ là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới. Khu vực này đã và đang duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm  4-5% từ khi thành lập đến nay.
Các nước thành viên trong ASEAN đều nhận thức rõ tiềm năng to lớn này. Và nhận thức đó đã được minh chứng bởi mục tiêu của khối về đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua nỗ lực chung và đề cao nền hòa bình và bền vững của khu vực.
Mục tiêu của tổ chức ASEAN cũng tương đồng với Mục tiêu Phát triển Bền Vững của Liên Hiệp Quốc – nhằm xóa bỏ nạn nghèo đói, bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả mọi người, như là một phần trong chương trình phát triển bền vững kiểu mới. Ở khía cạnh quản lý và phát triển, chương trình cũng bao gồm các mục tiêu như xây dựng thành phố và cộng đồng bền vững, và sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm.
Những thách thức quan trọng
Tuy nhiên trong một thế giới thay đổi đến chóng mặt và bất ổn hiện nay, nơi mà chuyển đổi kỹ thuật số đang tác động đến các doanh nghiệp, các chính phủ và đến cả cuộc sống của mỗi người dân, ASEAN phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như mức độ linh hoạt của chính phủ; sự thay đổi vòng đời nhanh hơn trong lĩnh vực kinh doanh và lĩnh vực công nghệ; sự trổi dậy của những nền tảng đột phá và tác động của chúng tới ngành dịch vụ; việc ứng dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu để tiếp cận đến người dân; sự trỗi dậy của các loại công nghệ như Trí tuệ Nhân tạo (AI), “Máy học” (Machine Learning - ML), rô-bốt, và cách chúng gây khó khăn cho hoạt động quản lý của chính phủ; và các mối đe dọa thường xuyên trong lĩnh vực an ninh mạng.
Tác động ngày càng lớn của những thách thức mà ASEAN phải đối mặt đang được thể hiện qua các điều kiện kinh tế của người dân trong khu vực, tình hình thất nghiệp và xu hướng tự động hóa trong công việc, và chất lượng tổng thể của cuộc sống. Và trong những năm tới đây, tính phức tạp của những vấn đề này sẽ chỉ tăng thêm chứ không giảm đi.
Mặc dù tiến trình số hóa đang gây ra những sự gián đoạn, nó cũng có tiềm năng giải quyết vài vấn đề quan trọng trong khối ASEAN. Nó sẽ tác động đến các doanh nghiệp, người dân và chính phủ, giúp tạo ra tăng trưởng, việc làm và cung ứng dịch vụ.
Để làm được điều này, các chính phủ trong khối ASEAN cần phải lựa chọn cách tiếp cận khôn ngoan, liên kết, phổ quát và đột phá trong vấn đề “thông minh hóa”. Ngân hàng Thế giới khuyến nghị rằng tiến trình số hóa phải được “đưa toàn bộ vào chương trình nghị sự của chính phủ”, và không thể được thực hiện thông qua những dự án riêng lẻ.
Tiến trình số hóa có thể thúc đẩy tăng trưởng cho các quốc gia, bởi nó tạo điều kiện cho các tổ chức được tiếp cận những thị trường mới, cải thiện khả năng cung ứng dịch vụ đến người dân và củng cố các thể chế. Ví dụ, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, những công ty Việt Nam sử dụng hệ thống thương mại điện tử sẽ tăng trưởng cao hơn trong tổng năng suất.
Tương tự, trong vấn đề cung ứng dịch vụ công cho người dân, việc số hóa sẽ làm tăng tốc độ vận hành cho các cơ quan nhà nước, để giải các quyết khiếu nại nhanh hơn, và tạo ra sự minh bạch trong hệ thống quản lý điện tử của chính phủ. Và tương tự, việc số hóa sẽ giúp củng cố chức năng cho các thể chế thông qua những hệ thống đăng ký dân số, các nền tảng thanh toán, và các cơ chế phân phối thông tin.
Để tăng tốc tiến trình số hóa, các chính phủ trong khối ASEAN sẽ phải đầu tư vào hệ thống mạng Internet, giúp cho việc tiếp cận Internet trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, nhà nước cần xác định những vấn đề pháp lý và quy chế trong tiến trình số hóa, làm cho tiến trình này trở nên phổ quát. Hiện nay, Singapore và Thái Lan đang dẫn đầu khu vực về truyền dẫn băng thông rộng và tốc độ internet trên mạng di động. Một tin tốt lành là các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines cũng đang đầu tư rất nhiều để phát triển mạng lưới truyền dẫn băng thông rộng quốc gia và các dự án thành phố thông minh.
Những thành phố và quốc gia thông minh
Giải pháp tốt nhất để chính phủ có thể vượt qua thử thách của quá trình chuyển đổi số hóa là nỗ lực nâng cấp toàn bộ lãnh thổ thành một quốc gia thông minh, bao gồm nhiều thành phố thông minh.
Singapore là nước dẫn đầu về phương pháp này. Tất các các quốc gia lớn khác trong khối ASEAN đang tập trung xây dựng thí điểm những thành phố thông minh. Còn các nước láng giềng như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc thì đang đẩy mạnh phát triển thành phố thông minh trên diện rộng. Ấn Độ đã tuyên bố một dự án đầy tham vọng về việc xây dựng 100 thành phố thông minh.
Thành phố thông minh và quốc gia thông minh được xây dựng dựa trên 3 nhân tố: các cơ sở dữ liệu, các ràng buộc và sự hợp tác. Và bằng cách phối hợp 3 nhân tố này với nhau, chính phủ có thể phục vụ mọi người dân một cách toàn diện.
Lấy Singapore làm ví dụ, chính phủ nước này đã tạo ra SingPass – một sản phẩm phổ thông với 3.3 triệu tài khoản. Nó giúp người dùng sử dụng 220 dịch vụ của 80 công ty bằng định danh số. Trái với Singapore, Indonesia – quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực – không sở hữu bất kỳ hệ thống ID thông dụng nào, nhưng lại muốn khai thác các công nghệ như Big Data hay AI để phát hiện gian lận thuế. Ở thành phố thông minh Jakarta, chính phủ Indonesia đang sử dụng dữ liệu cộng đồng để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và xây dựng các ứng dụng giúp giải quyết vấn đề cho người dân như thu gom rác trong khu vực thành thị.
Mặc dù khả năng kết nối vẫn còn là một vấn đề lớn trong khu vực ASEAN và khoảng cách về trình độ kỹ thuật giữa các nước vẫn cần được khắc phục, việc ứng dụng các loại công nghệ như Big Data, phân tích học và AI rõ ràng sẽ là cú thay đổi ngoạn mục cho các nền kinh tế ASEAN.

Nguồn tin: asemconnectvietnam.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Thư viện ảnh

Image cannot be loaded
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi