Trong khi các quốc gia mới nổi tại châu Á đang dần chuyển đổi từ năng lượng than đá sang khí thiên nhiên như là một loại nhiên liệu chuyển tiếp trước khi chuyển sang năng lượng tái tạo, các cơ quan tài chính quốc tế lại e ngại khi cho các dự án này vay vốn.
Dự thảo đầu tiên về tuyên bố chung của COP26 do nước chủ nhà Anh soạn thảo đã được công bố vào ngày 10/11. Dự thảo dài 7 trang kêu gọi các quốc gia tăng cường mục tiêu giảm phát thải vào cuối năm 2022 cũng như dần loại bỏ than đá và các khoản tài trợ nhiên liệu hóa thạch.
Vừa qua, Bộ Thương mại Indonesia đã công bố Quy định số 40/2020 về việc bắt buộc sử dụng tàu vận tải biển và dịch vụ bảo hiểm của các công ty Indonesia trong hoạt động xuất nhập khẩu than đá, dầu cọ và gạo với các nước.
Sau khi tăng trưởng ở tháng 9, sang tháng 10 xuất khẩu than đá đã giảm trở lại cả về số lượng và trị giá, giảm tương ứng 46,6% và 47,7% chỉ với 119,7 nghìn tấn, trị giá 13,7 triệu USD , tính chung từ đầu năm đến hết tháng 10 lượng than đá xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, trị giá 219,8 triệu USD, tăng 106,5% về lượng và tăng 171% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
Tuy không phải là những nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, nhưng sắt thép và than đá trong 10 tháng đầu năm nay xuất sang thị trường Ấn Độ lại tăng mạnh đột biến, tăng lần lượt gấp hơn 15,5 lần và 21,8 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
Tăng cường dùng nhiên liệu sinh học không chỉ là bảo vệ môi trường mà còn góp phần mang đến sự chuyển mình tich cực cho cuộc sống của người dân tại vùng sâu, vùng xa; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Việc phát triển nhiên liệu sinh học giúp các quốc gia chủ động, không bị lệ thuộc vào vấn đề nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt với những quốc gia không có nguồn dầu mỏ và than đá. Đồng thời, kiềm chế sự gia tăng giá dầu, ổn định tinh hình năng lượng cho thế giới.
Hệ thống lò khí hóa lõi ngô đã thay thế một số loại lò đốt trực tiếp dùng nguyên liệu than đá với chi phí chỉ bằng 1/3, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.