Tình hình xuất nhập khẩu sắt thép của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019

Thứ tư - 13/11/2019 22:42
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2018 và đạt kim ngạch gần 2,5 tỉ USD.

 

Trong khi đó, nhập khẩu sắt thép các loại tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019
Kết thúc năm 2018, ngành thép đã có một năm xuất khẩu bội thu, khi giá trị xuất khẩu chỉ tính riêng sắt thép các loại đã tăng thêm gần 1,5 tỷ USD so với năm 2017, mặc dù hàng loạt vụ phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm sắt thép xuất khẩu.
Sang năm 2019, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 9/2019 xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép giảm 15,6% so với tháng 8/2019, nhưng nếu tính chung 9 tháng đầu năm 2019 tăng 12,3% so với cùng kỳ, đạt trên 2,49 tỷ USD, chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang sáu thị trường chủ lực đó là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc và Campuchia đều đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó Mỹ có kim ngạch cao nhất 500,73 triệu USD, tăng 40,79% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2019 cũng đã xuất sang Mỹ 57,34 triệu USD, giảm 12,38% so với tháng 8/2019 và tăng 4,3% so với tháng 9/2018.

Tình hình xuất khẩu sắt thép sang 1 số thị trường chủ lực trong 9 tháng đầu năm 2019
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm nay tốc độ xuất khẩu sang những thị trường chủ lực đều tăng trưởng, duy chỉ có Thái Lan là sụt giảm 20,62% chỉ với 151,17 triệu USD. Trong số những thị trường này thì xuất sang Campuchia có tốc độ tăng nhiều nhất 53,42% tuy chỉ đạt 118,16 triệu USD, riêng tháng 9/2019 xuất sang Campuchia giảm 22,74% so với tháng 8/2019 nhưng tăng 6,55% so với tháng 9/2018.
Ngoài ra những thị trường kể trên, sản phẩm sắt thép của Việt Nam còn được xuất khẩu sang các nước khác như: Hà Lan, Australia, Bỉ, Indonesia….
Để không quá phụ thuộc vào những thị trường truyền thống, so với cùng kỳ năm trước thị trường xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019 có thêm một số thị trường mới như: CoOét, Mozambique, Achentina, Bangladesh, Romania, Pakistan, Séc, Brunay và Phần Lan với kim ngạch đạt lần lượt 956,3 nghìn USD; 458,7 nghìn USD; 5,68 triệu USD; 5,33 triệu USD; 4,01 triệu USD; 1,32 triệu USD; 3,27 triệu USD; 19,11 triệu USD và 11,05 triệu USD.
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép sang các thị trường kim ngạch đều tăng trưởng, theo đó xuất sang thị trường các Thụy Điển tăng vượt trội, tăng gấp 3,3 lần (tức tăng 231,99%) tuy chỉ đạt 60,06 triệu USD, riêng tháng 9/2019 cũng đã xuất sang Thụy Điển 7,45 triệu USD, giảm 33,46% so với tháng 8/2019 nhưng tăng gấp 8,8 lần so với tháng 9/2018. Bên cạnh đó, xuất sang thị trường Na Uy cũng tăng mạnh, tăng gấp gần 3 lần đạt 1,2 triệu USD, riêng tháng 9/2019 cũng đã xuất sang Na Uy 331,6 nghìn USD, tăng gấp 4,8 lần (tức tăng 376,25%) so với tháng 8/2019 và gấp 8,9 lần (tức tăng 797,54%) so với tháng 9/2018.
Ở chiều ngược lại, giảm mạnh xuất khẩu sang thị trường Saudi Arabia giảm 53,54% tương ứng với 5,77 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất sang Myanmar cũng giảm mạnh, giảm 53,27% với 40,44 triệu USD. Riêng tháng 9/2019 cũng chỉ xuất sang Myanmar 2,41 triệu USD giảm 48,3% so với tháng 8/2019 và giảm 56,1% so với tháng 9/2018.

Tình hình nhập khẩu sắt thép của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019
Ba quý đầu năm 2019, nhập khẩu sắt thép các loại tăng 4,6% về lượng nhưng giảm 4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, sắt thép nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 9/2019 giảm 9% về lượng và giảm 8,7% về kim ngạch so với tháng 8/2019 nhưng tăng 11,3% về lượng và giảm 4,1% về kim ngạch so với tháng 9/2018, đạt 1,17 triệu tấn, kim ngạch 755,92 triệu USD.
Tính chung cả 9 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu sắt thép các loại tăng 4,6% về lượng nhưng giảm 4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt 10,81 triệu tấn, trị giá 7,21 tỷ USD.
Giá sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 9/2019 đạt trung bình 648,7 USD/tấn, tăng nhẹ 0,3% so với tháng liền kề trước đó nhưng giảm 13,8% so với tháng 9/2018. Tính trung bình cả 9 tháng đầu năm, giá sắt thép nhập khẩu đạt 667,1 USD/tấn, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Tình hình nhập khẩu sắt thép của Việt Nam từ một số thị trường chủ lực 9 tháng đầu năm 2019
Nhìn chung, nhập khẩu sắt thép 9 tháng đầu năm nay từ các thị trường chủ đạo đều giảm cả về lượng, giá và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc - thị trường lớn nhất, giảm 10,5% về lượng, giảm 21,2% về kim ngạch và giảm 11,9% về giá so với cùng kỳ 2018, đạt 4,3 triệu tấn, tương đương 2,73 tỷ USD, giá nhập khẩu trung bình đạt 634,3 USD/tấn, chiếm 39,8% trong tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 37,8% trong tổng kim ngạch.
Nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng giảm 3,3% về lượng, giảm 4,9% về kim ngạch và giảm 1,6% về giá, đạt 1,27 triệu tấn, tương đương 1,03 tỷ USD, giá trung bình 811,1 USD/tấn, chiếm 11,7% trong tổng lượng và chiếm 14,2% trong tổng kim ngạch sắt thép nhập khẩu của cả nước.
Nhập khẩu từ Nhật Bản giảm 8,7% về lượng, giảm 13,1% về kim ngạch và giảm 4,8% về giá, đạt 1,53 triệu tấn, tương đương 1,02 tỷ USD, giá trung bình 671,2 USD/tấn, chiếm trên 14% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Sắt thép nhập khẩu từ Đài Loan mặc dù tăng 9,6% về lượng nhưng vẫn giảm 2% về kim ngạch và giảm 10,6% về giá so với cùng kỳ, đạt 1,22 triệu tấn, tương đương 726,58 triệu USD, giá 596,3 USD/tấn, chiếm trên 11,3% trong tổng lượng và chiếm 10,1% trong tổng kim ngạch.
Đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu sắt thép từ một số thị trường tuy lượng và kim ngạch không lớn nhưng so với cùng kỳ thì tăng rất mạnh như: Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh nhất gấp 45,6 lần về lượng và tăng gấp 24,9 lần về kim ngạch, đạt 71.461 tấn, tương đương 43,16 triệu USD. Nhập khẩu từ Mexico tăng gấp hơn 11,7 lần về lượng và tăng gấp 10,1 lần về kim ngạch, đạt 6.289 tấn, tương đương 3,93 triệu USD; Bỉ tăng 174,7% về lượng và tăng 395% về kim ngạch, đạt 23.912 tấn, tương đương 24,92 triệu USD; Malaysia tăng 670,5% về lượng và 286,5% về kim ngạch, đạt 285.586 tấn, tương đương 172,38 triệu USD.
Ngược lại, nhập khẩu sắt thép sụt giảm mạnh ở các thị trường sau: Saudi Arabia giảm 98% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt 83 tấn, tương đương 0,06 triệu USD; Đan Mạch giảm 94,7% về lượng và giảm 85% về kim ngạch, đạt 45 tấn, tương đương 0,09 triệu USD; Phần Lan giảm 48,5% về lượng và giảm 44% về kim ngạch, đạt 720 tấn, tương đương 2,09 triệu USD.

Nguồn tin: www.asemconnectvietnam.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Thư viện ảnh

Image cannot be loaded
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi