Thừa thợ, thiếu thầy!

Thứ tư - 25/12/2019 03:34
Bối cảnh thị trường cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay đặt ra nhu cầu cấp thiết đối với các cơ sở sản xuất làng nghề phải có đội ngũ nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, tay nghề tinh xảo, có ý tưởng thẩm mỹ sáng tạo... nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Đáp ứng yêu cầu đó, TP. Hà Nội đã và đang đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
 
thua tho thieu thay

Thiết kế mẫu mã sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các làng nghê


Việc duy trì, bảo tồn và phát triển các làng nghề của Hà Nội có vai trò quan trọng trong thu hút tạo việc làm cho lao động khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển (Sở Công Thương Hà Nội), hiện nay, số lao động tay nghề cao chỉ chiếm hơn 10% trong tổng số lao động làng nghề. Trong khi các nghệ nhân cao tuổi ngày càng giảm dần, lớp lao động trẻ có thế mạnh là năng động, nhanh nhạy nắm bắt được xu thế mới, ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất, lại không mặn mà với nghề truyền thống và có xu hướng dịch chuyển sang ngành nghề, lĩnh vực khác với thu nhập hấp dẫn hơn. Thực trạng thiếu lao động có tay nghề dẫn đến sản phẩm của làng nghề truyền thống chưa chủ động, thiếu sáng tạo về thiết kế, không đa dạng về mẫu mã, hạn chế khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế.

Là một trong những làng nghề xuất khẩu mây, tre đan lớn nhất cả nước, làng nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cũng gặp khó ở "bài toán" lao động tay nghề cao. Các nghệ nhân Phú Vinh cho biết, thiếu thợ trình độ cao nên các hộ sản xuất thường làm theo mẫu có sẵn, dẫn đến hàng hóa không đa dạng, trong khi nhu cầu của thị trường ngày càng khắt khe. Bản thân làng nghề đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, truyền nghề bài bản cho thế hệ lao động kế cận. Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung khẳng định: Trong tình hình như hiện tại, cách để chúng tôi giữ thương hiệu là phải có nhóm nghệ nhân, thợ giỏi liên tục đổi mới, sáng tạo. Không thụ động chờ đợi hỗ trợ, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung thành lập Trung tâm Đào tạo nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh trở thành địa chỉ đào tạo, truyền nghề, giữ lửa cho các học viên đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đóng góp không nhỏ lực lượng lao động trẻ tay nghề cao cho địa phương. Hiện nay, ngoài các sản phẩm cổ truyền, làng nghề Phú Vinh không ngừng sáng tạo, kết hợp sản phẩm mây tre đan với những vật liệu khác như gốm, sứ…, tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo được ưa chuộng bởi khách hàng trong và ngoài nước.

Nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, TP. Hà Nội đã xác định hoạt động đào tạo lao động nông thôn tay nghề cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Năm 2019, TP. Hà Nội tổ chức 38 lớp truyền nghề, cấy nghề thủ công mỹ nghệ cho 1.330 lao động nông thôn; tổ chức 17 lớp tập huấn về các nội dung khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thiết kế mẫu mã sản phẩm, quản trị kinh doanh cho gần 1.800 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở công nghiệp nông thôn. Việc đào tạo nghề gắn với ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập và cơ hội việc làm cho người lao động, thu hút sự tham gia của lớp lao động trẻ.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội:
Nâng cao tay nghề và đào tạo các lớp thợ giỏi sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hình thức đào tạo và nâng cao tay nghề cho lao động phải xuất phát từ đặc điểm nhu cầu sản xuất của các làng nghề; đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp và tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm bảo đảm đầu ra cho người lao động sau đào tạo.

Nguồn tin: congthuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi