Phát biểu tại Hội nghi bà Lê Hương Giang, Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở
Tham dự Hội nghị có bà Lê Hương Giang, Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở; đại diện Bộ Công Thương, đại diện Lãnh đạo Sở TT&TT, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng.
Phát biểu tại Hội nghị, bà Lê Hương Giang, Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở thông tin nhấn mạnh: Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 -2020) đã xác định rõ: “
Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Ngày 31 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.
Có thể khẳng định, công tác bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, đã tạo được sự chuyển biến và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân còn hạn chế. Nhiều địa phương còn chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường; chưa phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân.
Cũng theo bà Lê Hương Giang, để khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, cộng đồng xã hội tích cực tham gia bảo vệ môi trường; chủ động cung cấp thông tin, phát huy vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền trong việc bảo vệ môi trường.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Nhằm cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025, trong đó xác định rõ quan điểm: “
Phát triển nhiên liệu sinh học để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết và phải được ưu tiên”. Đây là loại nhiên liệu thân thiện với môi trường, có thể tái tạo, giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo được. Vì vậy, một trong những giải pháp được nêu tại Đề án là: “Tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường,... của nhiên liệu sinh học trong sự phát triển bền vững. Tuyên truyền từng bước để xây dựng và phát triển thị trường về nhiên liệu sinh học tại Việt Nam”.
Xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường tạo môi trường sống lành mạnh cho người dân là một trong những việc làm hết sức cần thiết và có tính lâu bền, ngày 25/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 229/QĐ-TTg về Phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương phải coi công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và có tính chất liên ngành.
Theo kế hoạch, năm 2018, Bộ TT&TT tổ chức 02 Hội nghị tập huấn tuyên truyền bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học ở Hà Nội và Hải Phòng và 05 Hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Hải Phòng, Yên Bái, Nam Định, Nghệ An và Quảng Nam./.