Gieo sạ (DSR) trở thành một giải pháp thay thế hiệu quả và kinh tế so với phương pháp cấy truyền thống, giúp tiết kiệm các nguồn tài nguyên khan hiếm và đắt đỏ như nhân công và nước, đồng thời giảm phát thải hiệu ứng nhà kính. Hiện nay, Gieo sạ đã được triển khai rộng rãi tại các quốc gia châu Á như Malaysia, Sri Lanka, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Philipines. Các quốc gia khác tại Nam Á đang trong quá trình chuyển đổi từ Cấy truyền thống sang Gieo sạ bằng cơ giới.
Chính vì vậy, IRRI đã đề xuất một diễn đàn công nghệ và chuyên môn, giúp giải quyết các khó khăn về kỹ thuật và cung cấp gói tư vấn kỹ thuật mang tính khoa học cũng như giới thiệu các ví dụ thực tiễn giúp phát triển công nghệ Gieo sạ tại châu Á. Sự hợp tác chặt chẽ của khối công - tư, cũng như sự đóng góp từ các cá nhân và các tổ chức phi chính phủ - là những yêu cầu cần thiết để tăng cường sáng tạo và tối ưu hóa các phương pháp tiếp cận của công nghệ Gieo sạ.
![]() |
Theo thỏa thuận, Bayer sẽ cung cấp quyền truy cập công nghệ thiết bị bay điều khiển từ xa để phun thuốc |
“Bayer rất vinh dự được hợp tác cùng IRRI để thúc đẩy công nghệ Gieo sạ tại châu Á. Lúa gạo được ví như vàng đối với các nông hộ nhỏ lẻ tại châu Á - vì lúa gạo không chỉ mang ý nghĩa thực phẩm đơn thuần mà còn là sinh kế của họ. Phù hợp với sáng kiến dành cho nông hộ nhỏ lẻ của Bayer, chúng tôi rất vui mừng được tham gia vào Hiệp hội DSRC cũng như đóng góp vào việc phát triển và thúc đẩy công nghệ Gieo sạ thông qua các sáng kiến như: Công nghệ xử lý giống, cơ giới hóa và các giải pháp nông nghiệp kỹ thuật số, kết nối các đối tác và nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi giá trị lúa gạo đến với những người nông dân chưa có điều kiện tiếp cận công nghệ này” - ông Simon-Thorsten Wiebusch - Giám đốc Khối Các quốc gia Đông Nam Á, nhánh Khoa học cây trồng, Tập đoàn Bayer, đồng thời là thành viên Ban Cố vấn của DSRC - chia sẻ.
“Đổi mới công nghệ là cần thiết để nuôi dưỡng thế giới một cách an toàn, toàn diện và bền vững. Để tăng cường an ninh lương thực và tính bền vững, tất cả các nhà đầu tư – công và tư – phải làm việc cùng nhau và chia sẻ kinh nghiệm của mình. Quan hệ hợp tác công tư, Hiệp hội DSR sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nguồn lực, qua đó mang lại lợi ích cho người nông dân trồng lúa và môi trường. Nỗ lực này cũng thể hiện thước đo hiệu quả và dựa trên cơ sở khoa học cho các công nghệ mới liên quan đến gieo sạ, cũng như thúc đẩy việc tăng cường các công nghệ được hứa hẹn nhất” - Tiến sĩ Remy Biton - Giám đốc Chuyển giao Công nghệ của IRRI – khẳng định thêm.
Hiệp hội Lúa gieo sạ hướng đến mục tiêu nâng cao thực hành quản lý đồng ruộng để tối ưu hóa các ưu điểm của gieo sạ. Bên cạnh đó, DSRC sẽ công bố các thông tin dựa trên cơ sở khoa học về công nghệ gieo sạ, bao gồm các thông tin giúp các nhà hoạch định chính sách xác định chiến lược phát triển lúa gạo quốc gia. Các hoạt động xây dựng năng lực và tập huấn sẽ được đồng thời triển khai cho các khối công và tư nhân.
Theo thỏa thuận, Bayer sẽ cung cấp quyền truy cập các nguồn gen của Bayer (lúa lai), hạt giống, các công nghệ thiết bị bay điều khiển từ xa để phun thuốc và các hoạt động hỗ trợ công tác nghiên cứu và thử nghiệm; góp phần cùng DSRC đóng góp vào các mục tiêu của Mô hình Lúa gạo bền vững (http://www.sustainablerice.org).
Hiệp hội Lúa gieo sạ đang phát triển gói giải pháp nông học toàn diện mang tính khoa học, áp dụng cho sản xuất lúa theo công nghệ gieo sạ tại châu Á, giúp người trồng lúa có thể tiếp cận và áp dụng dễ dàng, qua đó tăng cường sự bền vững về kinh tế và sinh thái của ngành trồng lúa tại châu Á. |
Nguồn tin: baocongthuong.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn