Click để xem bìa sau
  • CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP)


    • Tác giả: Bộ Công Thương
    • Giá bìa: SÁCH KHÔNG BÁN
    • Số trang: 54
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức khởi động đàm phán từ năm 2012, trải qua khoảng 31 phiên đàm phán chính thức cấp Trưởng đoàn, 08 Hội nghị Bộ trưởng chính thức và 04 Hội nghị cấp cao, Hiệp định RCEP được ký kết vào tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Nhà xuất bản
Năm Xuất Bản
 
Số lượng
Hiệp định RCEP gồm 15 thành viên là 10 quốc gia thành viên ASEAN và 05 đối tác FTA của ASEAN (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). Ấn Độ, một đối tác FTA khác của ASEAN, tham gia đàm phán Hiệp định RCEP từ đầu nhưng rút khỏi đàm phán từ tháng 11 năm 2019.

Hiệp định RCEP có quy mô thị trường lớn nhất thế giới với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (chiếm 30% dân số thế giới) và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD (tương đương 30% GPD toàn cầu).

Hiệp định RCEP là một hiệp định toàn diện, đa dạng về thành viên với sự tham gia của cả các nền kinh tế hàng đầu thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản), các nước đang phát triển và kém phát triển (Cam- pu-chia, Lào và Mi-an-ma).

Hiệp định RCEP kết nối 04 FTA mà ASEAN đã có trước đây với 05 đối tác FTA, cho phép áp dụng một bộ quy tắc xuất xứ duy nhất, giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, củng cố các chuỗi cung ứng khu vực.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật

 

sách cùng loại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi