Click để xem bìa sau
  • CẨM NANG VỀ CAM KẾT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH CPTPP: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý


    • Tác giả: Bộ Công Thương
    • Giá bìa: Không bán
    • Số trang: 200
  • Hiệp định CPTPP là quá trình nỗ lực đàm phán của mười một quốc gia thành viên hiệp định bao gồm: Việt Nam, Úc, Brunei, Nhật Bản. Malaysia, Chi lê, Canada, Mexico, Singapore, Peru và New Zealand. Về cơ bản, Hiệp định CPTPP bao gồm 30 chương và 9 phụ lục, trong đó đáng chú ý là chương 18 về Sở hữu trí tuệ. Hiệp định CPTPP xác định chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở mức độ sâu và rộng hơn các điều ước quốc tế trước đó. Đây cũng là nội dung đàm phán khó khăn trong CPTPP. Mục tiêu của chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong Hiệp định CPTPP nhằm: (i) Nâng cao chính sách bảo hộ cũng như cân bằng giữa việc bảo hộ và thực thi quyền; (ii) Khuyến khích các sản phẩm chứa quyền sở hữu trí tuệ; (iii) Tập trung xử lý các vi phạm liên quan đến hàng giả mạo, hàng nhái, hoặc chiếm đoạt bí mật kinh doanh; (iv) Tính minh bạch, sự rõ ràng, và hiệu quả của hệ thống nộp đơn và đăng ký sáng chế, nhãn hiệu được chú trọng; (v) Thúc đẩy sự phát triển và tiếp cận thuốc mới và thuốc thông thường; (vi) Kiến tạo thể chế cho công nghệ số, trong đó có nội dung sáng tạo; (vii) Ngăn ngừa sự mở rộng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, có biện pháp bảo hộ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu đã có trước và các quy định về việc sử dụng khái niệm thông thường.

Nhà xuất bản
Năm Xuất Bản
 
Số lượng
Có thể thấy rằng, Sở hữu trí tuệ là xương sống của một nền kinh tế tri thức trong tương lai. Sở hữu trí tuệ là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vì tài sản trí tuệ có giá trị lớn trong nền kinh tế tri thức, là nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh doanh và là công cụ cạnh tranh hiệu quả của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, làm thế nào để Việt Nam tận dụng được cơ hội để phát triển được thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp khi Việt Nam thực thi các cam kết về SHTT trong CPTPP đặc biệt là giai đoạn năm năm sau khi Hiệp định chính thức có hiệu lực đã cận kề là một thách thức không nhỏ. Một trong những giải pháp là tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và xã hội về CPTPP nói chung và các thách thức trong sở hữu trí tuệ nói riêng là phương án giúp giảm bớt áp lực của các thử thách nói trên. Vì vậy, để nhà khoa học, nhà sáng chế cũng như các doanh nghiệp có được những hiểu biết đầy đủ và nắm vững được các quy định về SHTT, từ đó có cơ hội tận dụng tối đa luật để bảo hộ quyền sở hữu của chính mình nhằm bảo vệ thành quả sáng tạo, từ đó thúc đẩy nghiên cứu, phát triển bền vững cũng như bảo vệ được nhà sản xuất và người tiêu dùng, Vụ chính sách Thương mại Đa biên và Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương phối hợp biên soạn và xuất bản cuốn “Cẩm nang về cam kết Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định CPTPP: Những vấn đề cần lưu ý”

Biên soạn và xuất bản cuốn Cẩm nang nhằm mục tiêu cung cấp tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong lĩnh vực Hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng liên quan trong quá trình tìm hiểu về các cam kết và cơ chế thực thi về Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định CPTPP, từ đó có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội mà Hiệp định này đem lại.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật

 

sách cùng loại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi