Sàn Văn hóa Học và Đọc Việt Nam - Hocdoc.vn thực hiện Dự án xã hội hóa ứng dụng công nghệ học tập và đọc sách.
Dự án đã tài trợ cho một số nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu khoa học, học giả, chuyên gia nghiên cứu… thực hiện được một số cuốn sách, đóng góp vào phong trào văn hóa đọc của nước nhà.
![]() |
Quang cảnh buổi gặp mặt. |
Hội đồng Dự án sách đã thảo luận sôi nổi về một số dự án sách, gồm: “Con đường tương lai” (tập 1), “Thuật bút Xuân Cầu” (tập 1) của tác giả Nguyễn Xuân Tuấn; “Dấu ấn thời gian” (tập 1) của Kiến trúc sư Nguyễn Thế Khải; truyện ký “Anh Tư” của tác giả Lê Duy Nghĩa.
Cuốn sách “Con đường tương lai” lấy những bài học từ quá khứ, những kinh nghiệm của hiện tại, dự báo về sự phát triển của các lĩnh vực của đời sống xã hội.
“Thuật bút Xuân Cầu” viết về địa danh làng Xuân Cầu (xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), nơi đã sản sinh nhiều danh nhân có đóng góp lớn cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Truyện ký “Anh Tư” là một công trình giàu giá trị lịch sử về hình tượng cán bộ an ninh miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tác phẩm “Dấu ấn thời gian” đưa phong cảnh thiên nhiên, con người vào tác phẩm hội họa thông qua lăng kính và cảm xúc của một kiến trúc sư.
![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khương phát biểu ý kiến. |
Chia sẻ về Dự án sách Thuật bút Xuân Cầu, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khương, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cho biết: “Cuốn sách “Thuật bút Xuân Cầu” được biên soạn với tâm huyết lớn, trải qua nhiều cuộc họp và chuyến điền dã để thu thập tư liệu. Những người thực hiện mong muốn tạo ra một tác phẩm mẫu mực, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của làng Xuân Cầu.
Quan trọng hơn, cuốn sách khơi dậy niềm tự hào trong mỗi người con của làng, khích lệ tinh thần gìn giữ và tiếp nối truyền thống quê hương. Hiện tại, hội đồng biên soạn quyết định dành thêm thời gian để chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung, đảm bảo mỗi bài viết đều có giá trị cao, đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục và vai trò bảo tồn di sản văn hóa cộng đồng”.
Cũng tại buổi lễ, Thiếu tướng, PGS, TS Phạm Tiến Luật, nguyên Cục trưởng Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần (nay là Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật) chia sẻ: “Tôi vô cùng tâm huyết với các dự án sách ý nghĩa của Sàn văn hóa Học đọc, đặc biệt là những tác phẩm về chiến tranh và đất nước. Văn học không chỉ phản ánh lịch sử, mà còn kết nối mỗi người Việt Nam với tinh thần yêu nước và truyền thống dân tộc.
Những dự án như truyện ký “Anh Tư” giúp độc giả hiểu rõ sự vĩ đại của dân tộc, Đảng và nhân dân ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách không chỉ đề cập đến lịch sử, chính trị, quân sự, mà còn tôn vinh những tình báo viên thuộc lực lượng thứ ba, góp phần giáng đòn nặng nề vào Mỹ ngụy.
Sự hy sinh của các chiến sĩ chính là nguồn cảm hứng lớn cho các tác phẩm về lịch sử, văn hóa dân tộc. Họ dành trọn tuổi trẻ, thậm chí cả cuộc đời, để bảo vệ đất nước, giữ vững phẩm chất kiên trung dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào”.
![]() |
Các đại biểu tham dự gặp mặt. |
Dự kiến, các dự án sách sau khi xuất bản sẽ thực hiện lễ ra mắt sách vào dịp 30-4-2025, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nguồn tin: qdnd.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn