Vietcombank phấn đấu đủ sức cạnh tranh tầm khu vực

Chủ nhật - 13/01/2019 23:27
 Năm 2018, Vietcombank đạt lợi nhuận hợp nhất hơn 18 nghìn tỷ đồng, có những bước tiến vững chắc và an toàn, xứng đáng với vị thế là ngân hàng thương mại trụ cột của Việt Nam, phấn đấu có quy mô và hiệu quả hoạt động ngang tầm và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong khu vực.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2019. Đáng chú ý,

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành nhấn mạnh: Năm 2018, Vietcombank đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Huy động vốn bám sát định hướng chỉ đạo tăng cường huy động nguồn vốn chi phí thấp. Đến hết năm 2018, tổng huy động vốn đạt 910.926 tỷ đồng, trong đó huy động vốn thị trường 1 đạt 823.830tỷ đồng, tăng 13,7% so với 2017.
 
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị. Ảnh:VGP/Huy Thắng.

Năm 2018 cũng là năm Vietcombank tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng chặt chẽ, tuân thủ theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bám sát định hướng “Bán lẻ”, tái cấu trúc danh mục tín dụng, phát triển cơ sở khách hàng tín dụng mới. Theo đó, dư nợ tín dụng đạt 635.452 tỷ đồng, tăng 14,9% so với 2017, dưới mức trần định hướng của NHNN. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ tăng từ 39,6% năm 2017 lên 46,2% cuối năm 2018. Dư nợ khách hàng FDI tăng 6,4% đạt hơn 41 nghìn tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế đạt 18.016 tỷ đồng, tăng 63,5% so với cùng kỳ 2017, là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua, thực hiện 120,1% kế hoạch 2018. Lợi nhuận hợp nhất đạt 18.356 tỷ, thực hiện 138% kế hoạch đại hội cổ đông (ĐHCĐ), tăng 62% so với 2017.

Trong khi đó, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý dự phòng rủi ro. Hiện, nợ xấu của Vietcombank ở mức thấp nhất từ trước tới nay và thấp nhất trong các tổ chức tín dụng Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu hiện chỉ chiếm 0,97% trên tổng dư nợ, với mức nợ xấu nội bảng ở mức 6.181 tỷ đồng. Dư quỹ dự phòng rủi ro ở mức 10.490 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng là 169,7% - cao nhất trong lịch sử hoạt động của ngân hàng này.

Vietcombank hiện cũng đang là ngân hàng đi đầu về quản trị rủi ro khi là ngân hàng thương mại có vốn nhà nước đầu tiên được áp dụng Basel 2 theo phương pháp tiêu chuẩn, đã được NHNN trao quyết định vào cuối tháng 11/2018.

Định hướng kế hoạch năm 2019, tổng tài sản Vietcombank tăng thêm 12%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 13%, tín dụng tăng 15%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1% và lợi nhuận trước thuế tăng 12%...

Đại diện NHNN phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, chiến lược phát triển của Vietcombank đang được thực thi có hiệu quả và đúng hướng với những bước tiến vững chắc và an toàn, xứng đáng với vị thế là ngân hàng thương mại trụ cột của Việt Nam, phấn đấu có quy mô và hiệu quả hoạt động ngang tầm và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong khu vực mà Chính phủ và NHNN giao cho Vietcombank.

Nhưng bên cạnh những kết quả đã đạt được, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng chỉ ra một số vấn đề còn tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động mà Vietcombank cần quan tâm xử lý trong thời gian tới. Rủi ro tập trung tín dụng lớn khi Vietcombank cho vay tập trung vào một số khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan.

Tín dụng vẫn đầu tư vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như xây dựng, bất động sản, tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán có xu hướng tăng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất trong số các ngân hàng thương mại (NHTM) có quy mô lớn, nhưng có chiều hướng gia tăng và tỷ trọng nợ nhóm 5 ở mức cao. 

Một số khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro với số dư lớn. Hoạt động của một số công ty con, công ty liên kết chưa hiệu quả.

Quy mô tài sản tăng trưởng nhanh nhưng vẫn còn thấp so với các ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn trong khu vực; quy mô vốn chưa tăng trưởng tương ứng, gây khó khăn trong đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ về mức độ an toàn vốn.

Công tác hiện đại hóa cả về mô hình tổ chức, chiến lược kinh doanh và nhất là ứng dụng công nghệ thông tin của Vietcombank vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị Vietcombank phải quyết liệt và khẩn trương kiện toàn hệ thống công nghệ lõi, gia tăng giá trị dịch vụ, tính bảo mật, kiểm soát rủi ro và phát triển, đầu tư mạnh mẽ về công nghệ ngân hàng để bắt kịp xu hướng ứng dụng công nghệ số hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng.

Năm 2019 kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khó lường. Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị toàn hệ thống Vietcombank cần quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Thống đốc NHNN tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019 vừa tổ chức và chủ trương, định hướng, nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết 01, 02, Thống đốc giao tại Chỉ thị 01 và tổ chức triển khai có đồng bộ, có hiệu quả.

Hai là, cần kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn và chỉ tiêu tăng trưởng được NHNN giao. Tiếp tục ưu tiên cấp tín dụng đối với những lĩnh vực kinh tế, ngành nghề được Chính phủ khuyến khích; hạn chế cấp tín dụng đối với các lĩnh vực phi sản xuất. Thực hiện nghiêm túc cam kết giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên và tiếp tục xem xét để giảm thêm lãi suất cho vay.

Ba là, Vietcombank cần tích cực triển khai đúng lộ trình các giải pháp, mục tiêu, định hướng đã được NHNN phê duyệt tại Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Trong đó, Vietcombank cần chú trọng, kiểm soát, nâng cao chất lượng tài sản, đặc biệt là chất lượng tín dụng; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu theo đúng tinh thần của Nghị quyết 42/2017/QH14 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát theo đúng mục tiêu, kế hoạch tại Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt.

Ngân hàng cần khẩn trương thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu tại các đơn vị hoạt động không hiệu quả, lĩnh vực phi tài chính, nhiều rủi ro, các khoản góp vốn chưa phù hợp với quy định... theo nguyên tắc công khai, minh bạch, đảm bảo an toàn tài sản và tiền vốn của Nhà nước tại Vietcombank, tối ưu hóa lợi ích của cổ đông, bao gồm cổ đông nhà nước.

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để ngăn ngừa, cảnh báo, xử lý kịp thời khi có biến động bất lợi cho 6 rủi ro trọng yếu và các loại rủi ro khác, góp phần giảm thiểu khả năng tổn thất cho ngân hàng.

“Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Vietcombank cần tiếp tục cùng ngành Ngân hàng thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, quan tâm và chăm lo đời sống của cán bộ, nhân viên, thực hiện tốt công tác truyền thông”, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú lưu ý.  
 

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi