Thặng dư thương mại của khu vực Eurozone tăng cao hơn dự báo

Thứ tư - 31/07/2019 00:57
Số liệu do Cơ quan thống kê Châu Âu công bố cho biết, thặng dư thương mại của khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) tăng lên 23 tỷ Euro trong tháng 5/2019 từ 16,9 tỷ euro của một năm trước đó và cao hơn dự báo của thị trường về mức thặng dư 16,3 tỷ euro. Xuất khẩu tăng 7,1% so với một năm trước đó và nhập khẩu tăng 4,2%.

Xuất khẩu tăng 7,1% từ 203,4 tỷ Euro so với 189,9 tỷ euro của một năm trước, trong khi nhập khẩu tăng 4,2% lên 180,3 tỷ Euro từ 173 tỷ euro. Giao dịch nội khối đồng euro tăng 4,9% so với cùng kỳ lên mức 172 tỷ Euro trong tháng 5/2019. Xét trong năm tháng đầu năm, thặng dư thương mại của khu vực Eurozone ở mức 82,7 tỷ euro, so với 80,5 euro cùng kỳ năm trước, với xuất khẩu tăng 5% lên 973,5 tỷ euro và nhập khẩu tăng 5,2% lên 890,8 tỷ euro.

 
Trong khi đó, thặng dư thương mại của Liên minh châu Âu tăng mạnh lên 7,8 tỷ euro từ 0,4 tỷ euro của một năm trước đó, khi xuất khẩu tăng 10,7% lên 178,5 tỷ euro và nhập khẩu tăng 6,1% lên 170,7 tỷ euro. Xét trong năm tháng đầu năm, Liên minh châu Âu đã đạt thặng dư thương mại là 14,2 tỷ euro, so với mức thâm hụt 9,9 tỷ euro cùng kỳ năm 2018. Thặng dư thương mại với Mỹ tăng lên 62,1 tỷ euro từ 55,4 tỷ euro , trong khi thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã lên tới 76,7 tỷ euro từ 69,2 tỷ euro.
Xuất khẩu tăng 6,1% so với cùng kỳ lên 833,9 tỷ euro trong tháng 1 đến tháng 5, chủ yếu nhờ doanh thu thực phẩm và đồ uống cao hơn (10,5%), nguyên liệu thô (7,5%), năng lượng (0,5%), hóa chất (8,4%), máy móc và phương tiện (4,8%) và hàng hóa sản xuất khác (5,6%). Trong số các đối tác thương mại lớn, xuất khẩu tăng sang Mỹ (12,7%), Trung Quốc (11,1%), Thụy Sĩ (8,6%), Nga (3,5%), Nhật Bản (10,6%), Na Uy (9,2%), Ấn Độ (0,6%) và Canada (8,9%), nhưng giảm tới Thổ Nhĩ Kỳ (giảm 19,9%) và Hàn Quốc (giảm 4,3%).
 
Nhập khẩu tăng nhanh hơn 6,6% lên 848,1 tỷ euro, chủ yếu do mua thực phẩm và đồ uống cao hơn (6,4%), nguyên liệu thô (4,1%), năng lượng (2,2%), hóa chất (10,1%), máy móc và phương tiện (7,8%) và hàng hóa sản xuất khác (5,9%). Nhập khẩu tăng chủ yếu từ Mỹ (13%), Trung Quốc (11%), Thụy Sĩ (10,5%), Nga (0,6%), Thổ Nhĩ Kỳ (6,3%), Nhật Bản (7,4%), Hàn Quốc (5,3%), Ấn Độ ( 8,6%) và Canada (12,8%), nhưng từ giảm từ Na Uy (giảm 5,3%).

Nguồn tin: asemconnectvietnam.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi