Tình hình kinh tế thương mại 2016 và các tháng đầu năm 2017
Kim ngạch XNK tháng 1/2017:
|
Kim ngạch Tháng 1/2017 (CHF) |
Tăng, giảm s/s cùng kỳ năm trước |
Nhập khẩu từ VN |
138,258,855.00
|
24.60 % |
Xuất khẩu sang VN |
142,406,620.65
|
- - 8.10 %
|
-Dự báo về tình hình XNK các tháng đầu năm:
+Kim ngạch XNK song phương Quý 1/2017 ước tăng 7-9% so cùng kỳ năm trước. XNK năm 2017 ước tăng khoảng 10-15% so với năm 2016. Tính riêng tháng 1/2017 hàng Việt Nam xuất sang Thụy Sĩ tăng 24.6%, nhập khẩu giảm 8.1%
-Số liệu XNK năm 2016: Tổng kim ngạch XNK 2.087 tỷ CHF tương đương 2.17 tỷ USD
Chi tiết: Đvt: CHF
|
Kim ngạch 2015 |
Kim ngạch 2016 |
Kim ngạch 2016-2015
|
Tăng, giảm % (3) / (1)
|
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
|
Nhập khẩu từ VN |
964,125,505.00 |
1,466,857,969.00 |
502,732,464.00 |
52.1 % |
ĐVT: CHF |
Xuất khẩu sang VN |
495,411,388.00 |
540,582,958.00 |
45,171,570.00 |
9.1% |
ĐVT: CHF |
Tổng kim ngạch |
1,459,536,893.00 |
2,007,440,927.00 |
547,904,034.00 |
37.5% |
ĐVT: CHF |
Qui đổi sang USD |
1,578,635,103.47
|
2,171,248,106.64 |
592,613,003.17
|
|
ĐVT: USD 1CHF=1.04 USD |
Các mặt hàng XK có ưu thế của VN tại thị trường: Đồ điện tử, kim loại quý, nguyên liệu dùng chế tác đồ trang sức, thủy sản, nông sản, đô gỗ và đồ mỹ nghệ.
Nhận định chung
-Tình hình xuất khẩu hàng Việt Nam vào các chuỗi cung ứng của Thụy Sĩ: Trong khoảng 2 năm gần đây, hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường có xu hướng tăng mạnh do chất lượng hàng VN khá tốt, nguồn cung ổn định (đặc biệt là các mặt hàng máy móc thiết bị và thủy sản (mặc dù giá hàng thủy sản VN cao hơn của các nước Châu Á khác khoảng 5-12% theo giá bán tại các siêu thị lớn tại Thụy Sĩ).
-Về nông nghiệp và XTTM các mặt hàng nông sản: Thụy Sĩ có nhiều ưu đãi, bảo hộ cho việc sản xuất và nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp. Đặc biệt các DN Thụy Sĩ áp dụng rất tốt các giải pháp công nghệ cao, công nghệ hiện đại (trong SX, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch, bảo quản trong lưu thông phân phối, bán hàng đến người tiêu dùng cuối..). Trong nhiều năm qua, Cục kinh tế Liên bang và Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cùng phối hợp điều phối chương trình ODA cho các dự án hỗ trợ VN và các quốc gia đang phát triển khác. Do vậy, trong tuong lai cần có các giải pháp mới, sự phối hợp hiệu quả hơn cho việc sử dụng các nguồn ODA này để ứng dụng các giải pháp công nghệ cao (CNC), nhằm phối hợp các mục tiêu ODA của Thụy Sĩ với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật phát triển nông nghiệp CNC, XNK, tiêu chuẩn sản xuất chế biến, hỗ trợ XNK cho VN trong các năm tiếp theo.
Một số lưu ý
-Về tiêu chuẩn nhập khẩu các mặt hàng: đặc biệt cho nhóm mặt hàng rau, hoa quả tươi nhập từ VN vào thị trường, các cơ quan chính phủ Thụy Sĩ đã đưa ra các cảnh báo về dư lượng quá cao thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả NK từ VN, Campuchia vào thị trường. Thương vụ thông tin để các DN xuất khẩu của Việt Nam lưu ý (đã có báo cáo, đưa tin trên website của Bộ từ năm 2016)
Chi tiết liên hệ: Trade Office- Viet Nam Embassy in Switzerland, Email [email protected] Tel: (0041).31 301 8334/ Fax (0041).31 301 4681/ Mobile (0041) 779850898 Stadtbachstrasse 42, 3012 Bern Switzerland
-Cách tiếp cận về xuất nhập khẩu của DN tại Thụy Sĩ:
+Khối DN Châu Á (Thái lan, Việt nam, Srilanca, Ấn độ, Pakistan) thường tự làm các lô hàng nhỏ và phân phối theo hệ thống cho nhóm kinh doanh cộng đồng Châu Á, các nhà hàng). Từ năm 2016, nhiều DN Châu Á có xu hướng xây dựng thương hiệu hàng hóa riêng của mình cho các nhóm hàng thế mạnh của VN và Châu Á như thủy sản, đồ nông sản sấy khô, hàng may mặc, mỹ nghệ...
+Khối DN Châu Âu: thường nhập qua các nhà cung cấp, đưa vào hệ thống lớn (thông qua chuỗi cung ứng, phân phối). Các nhà cung cấp cho nhóm DN này là các DN FDI và các nhà cung cấp nhỏ của của họ có chi nhánh đặt tại VN, hoặc thông qua DN đối tác tại Thái lan. Một số loại hàng như rau quả, các DN Thái lan thường nhập từ VN, sau đó trung chuyển, vận tải sang Thụy Sĩ
- Về chi phí vận tải: Các hãng hàng không có chênh lệch giá vận tải khá lớn, các hãng vận tải/ hàng không có đường bay thẳng đến Thụy Sĩ sẽ có giá rẻ hơn. Giá hàng container qua vận tải biển khi nhập hàng từ Châu Á thường cao nếu DN nhỏ thực hiện nhập trực tiếp, lô nhỏ. Các DN lớn thương nhập qua các cảng biển của Đức, Italia, Hà Lan và đưa vào hệ thống phân phối toàn Châu Âu nên giá cạnh tranh, bảo quản hàng tốt, phân phối nhanh hơn.
Nguồn tin: www.moit.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn