Bắc Kinh trợ giá rất nhiều cho các ngành công nghiệp trong nước, tạo ra một sân chơi không bình đẳng cho cạnh tranh toàn cầu và có giới hạn nghiêm ngặt quyền sở hữu nước ngoài đối với hầu hết các lĩnh vực. Nước này không cho phép các nhà đầu tư tiếp cận bình đẳng với các ngành công nghiệp và tham gia vào các hoạt động như chuyển giao công nghệ bắt buộc, yêu cầu các doanh nghiệp quốc tế hoạt động ở Trung Quốc chia sẻ công nghệ và hoạt động mà không cần bảo vệ đầy đủ tài sản trí tuệ của họ. Hoa Kỳ và các doanh nghiệp nước ngoài khác hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc từ lâu đã kêu gọi cải cách trong các lĩnh vực này. Có lẽ bị thúc đẩy bởi áp lực thuế quan, Bắc Kinh đã cam kết đẩy nhanh tốc độ cải cách nhằm mở cửa nền kinh tế và giảm bớt các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài.
![]() |
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ James Bullard |
Về mặt thuế quan, trên thực tế EU mắc lỗi lớn hơn so với Hoa Kỳ. Theo tính toán của Trung tâm Kinh tế quốc tế có trụ sở tại Munich, thuế quan trung bình của EU đối với hàng hóa Mỹ là 5,2% trong khi mức thuế của Mỹ là 3,5%. Một số ví dụ về thuế suất cao hơn của EU đối với sản phẩm của Mỹ bao gồm thuế suất 20% đối với nho và 17% đối với táo. Nhưng Hoa Kỳ cũng áp thuế cao hơn đối với các hàng hóa cụ thể của châu Âu như 20% đối với một số sản phẩm sữa và 25% đối với xe tải nhỏ. Mỗi trường hợp có thể được coi là bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước. EU cũng đang áp dụng thuế suất 10% đối với nhập khẩu ô tô của Mỹ- so với thuế nhập khẩu 2,5% của Mỹ đối với nhập khẩu ôtô của EU- một mục tiêu của Trump khi đe dọa áp thuế 25% vào cuối tháng 6 đối với ôtô châu Âu vào thị trường Mỹ. Cuộc họp với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Juncker ngày 25/7 đã loại bỏ biện pháp khi hai bên vạch ra một cách tiếp cận đối với chế độ thuế quan của một số hàng hóa. Các nhà kinh tế nói rằng thuế quan đối với ô tô có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ.
Với quan điểm của mình, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ James Bullard dừng ủng hộ hoàn toàn chính sách thương mại của Tổng thống Trump, song ông cho rằng, họ có thể thiết lập một con đường mang tính xây dựng hơn cho các nước tham gia thương mại toàn cầu, bởi lẽ tất cả các nước đều muốn đạt được “hoặc không có rào cản thuế quan hoặc không có rào cản phi thuế quan đối với thương mại”.
Nguồn tin: congthuong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn