Biểu đồ thâm hụt thương mại |
Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ công bố, mức thâm hụt đã tăng lên 46,3 tỷ USD từ 43,2 tỷ USD hồi tháng 5. Còn các nhà kinh tế tính toán khoảng cách chênh lệch là 46,6 tỷ USD. Thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng tới 291 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018, so với 272 tỷ USD trong nửa đầu năm 2017. Xuất khẩu của Mỹ đã giảm 0,6% xuống còn 213,8 tỷ USD chỉ trong một tháng sau khi đạt mức kỷ lục. Sự sụt giảm lớn nhất là xe ôtô và xe tải mới. Xuất khẩu thuốc, đồ trang sức và máy bay dân sự cũng đã giảm. Xuất khẩu đậu tương tăng trở lại sau một sự gia tăng đột biến tương tự vào tháng 5 khi nhiều người mua đã tìm cách mua trước khi mức thuế trả đũa có hiệu lực. Sản lượng đậu tương tăng gần 50% trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2017 là 15,2 tỷ USD so với 10,9 tỷ USD. Xuất khẩu có thể sớm giảm mạnh mặc dù bị đánh thuế. Nhập khẩu đã tăng 0,6% lên 280,2 tỷ USD. Mỹ đã nhập khẩu nhiều dầu và dược phẩm hơn. Nhập khẩu dầu ở mức cao nhất trong 3 năm. Nhập khẩu thuốc cao hơn đáng kể so với năm trước có lẽ là do thu mua trước thuế quan.
Việc Tổng thống Trump áp đặt thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ nước ngoài dường như đã có hiệu lực khi nhập khẩu cả hai mặt hàng này đã giảm ngay trong tháng 6. Và mặc dù Tổng thống Trump tuyên bố đã cắt giảm thâm hụt thương mại, nhưng thực tế thì mức thâm hụt đang tăng lên. Một phần lý do là nền kinh tế Mỹ đang hoạt động tốt so với các quốc gia khác. Người Mỹ có thể mua thêm hàng nhập khẩu. Giá trị của đồng đô la đang tăng cũng đã làm cho xuất khẩu của Mỹ trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài.
Mỹ đã có thâm hụt thương mại trong nhiều năm và không chắc rằng bất kỳ tổng thống nào có thể giảm nhanh được mức thâm hụt đó; thậm chí không sản xuất nhiều hàng hóa như điện thoại di động, mà còn nhập khẩu từ Trung Quốc số lượng lớn. Cuộc chiến thương mại tăng cường với Trung Quốc được các nhà kinh tế dự đoán sẽ làm khoảng cách thương mại tăng nhanh hơn vào nửa cuối năm nay. Nếu có, thâm hụt hàng năm có thể vượt qua tổng số 252 tỷ USD của năm ngoái và đạt mức cao nhất kể từ năm 2008. Thâm hụt thương mại lớn hơn có thể làm giảm tổng sản phẩm quốc nội- thước đo chính thức của nền kinh tế Mỹ.
Trước tình hình này, thị trường đã có những phản ứng rõ nét khi Chỉ số công nghiệp bình quân Dow Jones DJIA đã tăng 0,54% và chỉ số S&P 500 đã tăng 0,46% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (03/8). Ngay đầu tuần tháng 8, chỉ số Dow đã tăng 5% so với tháng trước để đạt mức cao nhất kể từ tháng 2. Tuy nhiên, cổ phiếu đã có một thời gian bị giảm trong bối cảnh gia tăng chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Đặc biệt, ngày 3/8 mới đây, Trung Quốc đã đe dọa sẽ đánh thuế với 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ là một cách đáp trả các biện pháp trừng phạt của Nhà Trắng.
Nguồn tin: congthuong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn