Theo đó, chương trình đào tạo về IPv6 dành cho các cơ quan Nhà nước khu vực phía Bắc cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quy hoạch, triển khai hệ thống, mạng lưới, dịch vụ trên nền tảng công nghệ IPv6. Các học viên tham dự chương trình có thể sử dụng kiến thức đã được đào tạo, tập huấn để xây dựng kế hoạch, quy hoạch và triển khai mạng IPv6 phù hợp cho đơn vị của mình.
Tại chương trình đào tạo, đại diện Sở TT&TT Thành phố Hồ Chí Minh và Sở TT&TT tỉnh Long An cũng chia sẻ kinh nghiệm trong việc chuyển đổi IPv6 khi là hai Sở TT&TT đầu tiên trên địa bàn hoàn thành chuyển đổi IPv6 cho cả cổng thông tin điện tử của đơn vị và cổng thông tin điện tử của tỉnh/ thành phố.
Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, nhiều cơ quan Trung ương, tỉnh thành phố đã chuyển đổi thành công sang IPv6 cho hệ thống CNTT, Cổng thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 34 cổng thông tin điện tử dưới tên miền .gov.vn đã hoạt động với IPv6. Một số đơn vị đã chủ động đề xuất chương trình làm việc trực tiếp với VNNIC để được tư vấn về xây dựng kế hoạch và cách thức triển khai công nghệ IPv6. Trong tháng 7/2019, VNNIC đã đến làm việc trực tiếp với Sở TT&TT tỉnh Đắk Nông và Sở TT&TT tỉnh Bình Phước để hướng dẫn đơn vị về lộ trình chuyển đổi IPv6. Dựa trên mô hình mạng thực tế của các đơn vị, VNNIC đã đưa ra các phương án chuyển đổi, sử dụng địa chỉ IPv4, IPv6 và số hiệu mạng (ASN) độc lập để kiến trúc lại hạ tầng mạng lưới, thiết lập hệ thống mạng độc lập.Nguồn tin: mic.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn