Đánh giá về triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 trong thời gian tới, Kinh tế trưởng của AMRO Hoe Ee Khor nhấn mạnh: Tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN+3 gồm 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông), Nhật Bản, Hàn Quốc với sự hỗ trợ của cầu nội địa và tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh lạm phát ổn định được dự báo sẽ duy trì ở mức 5,4% năm 2018 và 5,2% vào năm 2019. Đối với Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và triển vọng tăng trưởng ngắn hạn ở mức tích cực với tăng trưởng GDP tăng mạnh ở mức 7,4% vào quý I/2018.
Chuyên gia Hoe Ee Khor lưu ý, Khu vực ASEAN+3 hiện đang đối mặt với hai rủi ro ngắn hạn: Một là, điều kiện tài chính toàn cầu có thể bị thắt chặt nhanh hơn dự báo do chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED); hai là, leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu. Tác động bất lợi của các rủi ro này lên các nền kinh tế trong khu vực có thể là việc các luồng vốn bị rút khỏi khu vực, chi phí vay vốn tăng lên và hoạt động đầu tư và thương mại trong khu vực suy giảm. Vì vậy, để tăng cường ổn định trong bối cảnh điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt trong thời gian tới, AMRO cho rằng: Các nhà hoạch định chính sách trong khu vực cần tiếp tục củng cố không gian chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Chính sách tài khóa có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong việc hỗ trợ tăng trưởng, trong khi đó, chính sách an toàn vĩ mô có thể giúp duy trì ổn định thị trường tài chính.Nguồn tin: asemconnectvietnam.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn