Ông Eduardo Pedrosa. Ảnh: VGP/Thế Phong |
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của APEC trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
Ông Eduardo Pedrosa: APEC đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối 21 nền kinh tế thành viên có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và lớn nhất thế giới. Là nơi mà các nền kinh tế cùng thảo luận về các vấn đề như hội nhập kinh tế, cải cách toàn diện, bao trùm.
Nguyên tắc được chú trọng của APEC không phải là làm việc đơn lẻ, mà cùng nhau làm việc. Đó là tập hợp các nền kinh tế đơn lẻ, cùng thảo luận về những điều mà chúng ta cho là tốt nhất để phát triển. Cùng làm việc để kết nối, cùng làm việc để nhận ra rằng chúng ta có chung rất nhiều hoạt động thương mại như dòng chảy hàng hóa, dòng chảy đầu tư, dòng chảy tài chính.
Chúng ta sẽ làm việc với nhau để tìm ra tầm nhìn chung, đồng thuận về tầm nhìn chung. Để đạt được điều đó phụ thuộc vào mỗi nền kinh tế thành viên chung. Thương mại là một phần để kết nối các nền kinh tế qua các vấn đề như đầu tư và kết nối giữa con người với con người.
APEC 2017 sẽ đóng góp như thế nào cho định hướng hợp tác lâu dài của APEC, cũng như góp phần hoàn thành tất cả các Mục tiêu Bogor về tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2020, thưa ông?
Ông Eduardo Pedrosa: Việt Nam đang tổ chức APEC 2017 trong thời điểm rất quan trọng của sự bùng nổ hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm ngoái, các lãnh đạo APEC đã thông qua một thỏa thuận về tự do thương mại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Công việc ở đây là phải cố gắng áp dụng và hoàn thành những sửa đổi mà các lãnh đạo đã đưa ra vào năm ngoái.
Có rất nhiều thay đổi trong kinh tế khu vực mà các bạn có thể thấy như những ý kiến phản đối và chống lại sự phát triển của toàn cầu hóa ngày càng gia tăng trên thế giới. Về khía cạnh này thì APEC lại có một vị thế “độc nhất vô nhị”, có thể áp dụng những hành động hiệu quả với các dự án toàn diện đem lại sự phát triển cân bằng cho toàn bộ khu vực.
Chúng ta có Mục tiêu Bogor về tự do thương mại và đầu tư đến năm 2020, như vậy là chỉ còn 3 năm nữa. Nhưng nếu các bạn đã đọc chi tiết Tuyên bố Bogor, ngay tại khổ đầu tiên là nói về mục tiêu chuyên môn và phát triển toàn diện cho toàn bộ khu vực, thì tự do hóa thương mại và đầu tư mở là mục tiêu cuối cùng.
APEC có rất nhiều chương trình làm việc chặt chẽ, từ đó có thể bảo đảm các lợi ích từ toàn cầu hóa sẽ được phân bổ một cách hiệu quả. Chúng tôi cũng thảo luận nhiều sáng kiến để tạo ra các cơ hội cho mọi người tham gia và có lợi từ việc mở cửa thị trường trên toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Và điều mà chúng ta chưa làm tốt lắm là tìm cách giúp đỡ những người gặp khó khăn khi xin thủ tục thị thực hải quan, vì vậy APEC sẽ phải tìm cách làm sao để mọi người cùng thấy được mình cũng là một phần trong câu chuyện hội nhập thành công của khu vực.
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội nghị SOM1. Ảnh: VGP/Thế Phong |
Trên cương vị là Tổng Thư ký PECC, ông có thông điệp gì muốn gửi đến người dân trong khu vực?
Ông Eduardo Pedrosa: Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong vài năm tới mà chúng ta phải làm là tăng cường kết nối. Chúng ta nhìn thấy sự tắc nghẽn giao thông tại các thành phố lớn, sự gia tăng tắc nghẽn giao thông tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của khu vực.
Nhưng một số vùng nông thôn, người dân không có được sự kết nối với thị trường toàn cầu do không được tiếp cận internet tốt, không có nhiều kênh kết nối linh hoạt. Vì vậy APEC có kế hoạch cải thiện sự kết nối ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là điều chúng ta cần làm để cho người dân thấy được những triển vọng phát triển quan trọng của khu vực.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhìn xa hơn Mục tiêu Bogor 2020 và nghĩ về tầm nhìn kết nối các nền kinh tế, cùng làm việc với nhau không chỉ trong 3 năm tới, mà còn 10, 15, 20 năm nữa.
Nguồn tin: baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn