7 giờ sáng nay 12.9, nước lũ trên sông Hồng tại Hà Nội ở mức báo động 2, đạt 11,2 m. Mực nước ở 5 dòng sông Tích, Bùi, Cầu, Cà Lồ, Nhuệ đều đạt báo động 3; mực nước ở các hồ chứa nước chính đang ở mức cao, hầu hết vượt ngưỡng tràn.
Cơn lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp, diễn ra trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng đến 2m nhấn chìm hàng ngàn nhà cửa. Tuy nhiên tại nhiều nơi không có địa chỉ cụ thể, việc cứu trợ sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tìm đến vị trí người dân vùng lũ đang sống.
Do mưa lớn khiến nước lũ dâng cao, các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế đang nỗ lực dồn sức ứng phó, nhất là bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân dân vùng thấp trũng, có nguy cơ ngập sâu. Lúc này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến Bắc Trà My (Quảng Nam) chỉ đạo ứng phó mưa lũ.
Sáng 6/1, nhiều khu vực rộng lớn ở các tỉnh miền Nam nước này vẫn tiếp tục chìm trong nước lũ. Theo thông tin mới nhất, đã có nhiều người thiệt mạng, hàng chục nghìn người bị ảnh hưởng, hệ thống giao thông đường bộ tê liệt, nhiều tài sản người dân bị hư hại.
Mưa lũ liên tiếp trong thời gian qua đã khiến đời sống, sản xuất của người dân lưu vực sông Vu Gia (Quảng Nam) gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi nước lũ giảm mạnh, chính quyền cùng người dân dồn sức khắc phục các thiệt hại, khôi phục sản xuất.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc các cô dầm mình dưới nước lũ suốt nhiều giờ, nỗ lực tìm mọi cách đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho các cháu là hành động thật phi thường mà chỉ có tấm lòng người mẹ mới có thể làm như thế. Các cô đã tạo nên một hình ảnh rất đẹp của người giáo viên nhân dân.