16

Tiềm năng phát triển ngành bánh Việt Nam vẫn còn lớn

 00:29 17/10/2019

Việt Nam với dân số gần 100 triệu người được xem là thị trường lớn và tiềm năng cho ngành bánh phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Chính vì thế việc tìm kiếm các giải pháp, công nghệ mới để nâng cao sức cạnh tranh và đa dạng hóa cho sản phẩm, thu hút người tiêu dùng đang được các doanh nghiệp trong ngành này quan tâm.
8

Năm 2019, xuất khẩu tôm có thể giảm 4% so với 2018

 23:54 10/10/2019

Cạnh tranh về giá tôm đang là áp lực lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Dự báo xuất khẩu tôm năm nay sẽ đạt 3,4 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2018.
1

Nỗ lực bền bỉ của Chính phủ, nhìn từ bảng xếp hạng toàn cầu

 23:42 10/10/2019

Suốt từ năm 2014 tới nay, Chính phủ liên tiếp ban hành 6 Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng năm 2019 đã ghi những dấu ấn cả về quyết tâm mạnh mẽ hơn, giải pháp đột phá hơn, cả về kết quả đạt được.
Vòng loại World Cup: Trận đấu quan trọng trên sân Mỹ Đình

Vòng loại World Cup: Trận đấu quan trọng trên sân Mỹ Đình

 00:27 10/10/2019

Trên sân Mỹ Đình, tối nay (10/10), Đội tuyển Việt Nam gặp Đội tuyển Malaysia trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022 bảng G. Đây là trận đấu quan trọng với cả 2 đội vì đội thắng sẽ rộng cửa trong cuộc cạnh tranh suất đi tiếp. Còn nếu hòa, cả 2 đều gặp khó.
18

"Bắt tay" tìm đầu ra cho sản phẩm

 00:13 26/09/2019

Trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi, các nhà sản xuất và bán lẻ Việt Nam đang cùng nhau khơi thông dòng chảy hàng hóa trong nước, tạo lợi thế về quy mô sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
3

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đẩy mạnh cải cách hành chính

 01:29 25/09/2019

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực công thương của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, thời gian qua, công tác cải cách hành chính của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.
1

Tìm hướng phát triển xuất khẩu hồ tiêu bền vững trong bối cảnh hội nhập

 01:27 25/09/2019

Năm 2019 được đánh giá là năm rất khó khăn với ngành hồ tiêu Việt Nam khi giá bán giảm, tăng trưởng chậm so với cùng kỳ. Để nâng cao sức cạnh tranh và tận dụng được lợi thế của các hiệp định thương mại, ngành hồ tiêu phải đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
25

Thừa Thiên-Huế phát triển du lịch thông minh và bền vững

 23:51 18/09/2019

 Thừa Thiên-Huế sẽ từng bước xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, tạo cơ hội cho ngành du lịch của Thừa Thiên-Huế vươn xa cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn trong nước và khu vực…
45

Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam tăng 4 bậc

 04:15 16/09/2019

 Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch 2019 vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 67/136 lên 63/140.
62

Đối tác công tư (PPP): Cần một khung khổ pháp lý ổn định

 02:23 13/09/2019

Trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019, sáng 12/9, tại Hà Nội, Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng thế giới và các Bộ, ngành liên quan tổ chức các Hội thảo chuyên đề: "Quan hệ đối tác công tư (PPP): Nhu cầu thực tiễn và định hướng chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững".
Vai trò của cộng động doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thúc đẩy thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 nói riêng ngày càng được đánh giá cao hơn. Trong đó, sự tham gia của khu vực tư nhân trong mô hình đối tác công tư (PPP) được xem là một trong những phương thức hiệu quả nhất để khiển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Việt Nam.

Tại Việt Nam, việc áp dụng PPP cũng đang có những thành công đáng kể. Theo thống kê, hiện tại có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng, trong đó 140 dự án áp dụng hợp đồng BOT, 188 dự án áp dụng loại hợp đồng BT và 8 dự án áp dụng các loại hợp đồng khác. Các dự án này đã huy động được khoảng 1.609.295 tỷ đồng vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quốc gia. Đặc biệt, nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu và quản lý đầu tư từ “đầu tư công – quản trị công” sang “lãnh đạo công – quản trị tư”, “đầu tư công - quản lý tư”, “đầu tư tư – sử dụng công” đang được áp dụng thành công tại một số địa phương.

doi tac cong tu ppp can mot khung kho phap ly on dinh
Đối tác công tư (PPP): Cần một khung khổ pháp lý ổn định
Về mô hình “đầu tư công – quản lý tư”, hay còn gọi là hình thức thuê – phát triển – vận hành đang được triển khai hiệu quả tại thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) trong việc chăm sóc, duy trì cây xanh và khai thác dịch vụ trong Công viên Hữu Nghị, Quản lý khu du lịch Trà Cổ…. “Đầu tư công, sử dụng công” là mô hình chính quyền cho nhà đầu tư thuê đất để xây dựng hạ tầng rồi chính quyền thuê lại công trình theo giá thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Với hình thức này, nhà nước không phải bỏ ra một lúc số vốn lớn, không phải thành lập bộ máy để quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa… công trình nhưng vẫn có công trình hiện đại, hiệu quả cho ác mục tiêu công cộng. Qua đó, giảm gánh nặng ngân sách, giảm thất thoát trong quá trình đầu tư…

Khẳng định vai trò rất lớn từ mô hình PPP trong phát triển kinh tế tuần hoàn, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển mô hình này ở Việt Nam còn nhiều rào cản. Hành lang pháp lý chồng chéo, chưa thống nhất. Pháp luật không phản ánh đúng bản chất của mối quan hệ đối tác công – tư dẫn đến quá trình triển khai dự án PPP còn nhiều khó khăn, bất cập.

Hiện quy định về PPP tại Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá là còn khá nhiều bất hợp lý, chưa đủ minh bạch và có tính ổn định chưa cao. Hợp đồng dự án PPP thường kéo dài từ 20 – 30 năm. Nhà đầu tư cũng như các bên cho vay chỉ có thể yên tâm rót vốn cho dự án khi các quy định pháp luật đủ minh bạch, ổn định và nhất quán. Mặt khác, khung pháp lý còn thiếu các cơ chế hỗ trợ và bảo đảm bao gồm các hình thức hỗ trợ, ưu đãi và đảm bảo đầu tư từ phía nhà nước cho các nhà đầu tư PPP để tăng tính hấp dẫn của các dự án cũng như hiệu quả của dự án. Do đó, các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, rất cần một khung khổ pháp lý ổn định cho các hợp đồng PPP dài hạn, vốn lớn, nhiều rủi ro.

Trong khuôn khổ Hội thảo, bà Vũ Quỳnh Lê - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày tóm tắt một số điểm mới của Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Dự thảo Luật PPP). Bà Vũ Quỳnh Lê cho hay, Dự thảo luật lần này đã thu hẹp lĩnh vực đầu tư, sẽ có một số lĩnh vực không được đầu tư theo phương thức PPP. Dự thảo Luật đã chỉnh sửa một số nội dung về lựa chọn nhà đầu tư để phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta và các kinh nghiệm trên thế giới. Cụ thể như sau: Đơn giản hóa quy trình, lựa chọn nhà đầu tư, việc phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt. Các nội dung trong kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư như: Phương thức và hình thức lựa chọn nhà đầu tư; thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt đồng thời tại báo cáo nghiên cứu khả thi (Điều 22 dự thảo). “Trên cơ sở tiếp thu ý kiến lần đầu, dự thảo Luật sẽ được trình Quốc hội và kỳ họp cuối năm 2019. Theo dự kiến giữa năm 2020 sẽ ban hành và đầu 2021 có hiệu lực”, bà Lê thông tin thêm.

Theo TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiêm Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) – để thu hút tốt hơn nguồn lực của khối kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội cũng như giúp thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, thì cần các giải pháp thúc đẩy quan hệ PPP mạnh mẽ hơn nữa, như sớm ban hành Luật Đầu tư theo hình thức PPP. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần thay đổi cách thức quản lý và nâng cao năng lực để tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư theo hình thức PPP, thu hút các nhà đầu tư mới.
3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thống nhất nhận thức và hành động về phát triển bền vững

 23:01 12/09/2019

Chủ trì, chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững năm 2019 diễn ra ở Hà Nội ngày 12/9, do Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các bên liên quan tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: Phải thống nhất nhận thức và hành động về phát triển bền vững trong toàn hệ thống chính trị, các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân… để nỗ lực đưa đất nước vào thập niên mới (2021-2030) phát triển nhanh và bền vững hơn.
Hơn 4.000 khiếu nại trong lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Hơn 4.000 khiếu nại trong lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

 04:05 10/09/2019

Trong 8 tháng đầu năm 2019, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT & BVNTD), Bộ Công Thương tiếp tục tiếp nhận và giải quyết số lượng lớn các phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng.    
25

Cung vượt cầu, giá hạt tiêu dự báo tiếp tục gặp khó

 01:25 10/09/2019

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu hạt tiêu sẽ tiếp tục gặp khó khăn do nguồn cung lớn hơn nhu cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.
17

Ngành Công Thương đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh

 23:49 03/09/2019

Trong giai đoạn vừa qua, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) là động lực then chốt để phát triển bền vững cho các khối ngành sản xuất của ngành Công Thương. Các hoạt động KH&CN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều công trình nghiên cứu KH&CN đã được áp dụng thành công vào các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của ngành, góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong chế tạo thiết bị, giảm nhập siêu, nâng cao năng suất, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành. Các thành tựu đó đã được ghi nhận bằng các giải thưởng cao quý về KH&CN như: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng nhà nước, Giải thưởng VIFOTEC.
36

Chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến thương mại tại EU

 23:58 26/08/2019

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá sẽ giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng nông, thủy sản và các mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh. Do đó, việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại chuyên sâu như nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác, để tận dụng hiệu quả các cơ hội mà EVFTA mang lại đang được Bộ Công Thương tích cực triển khai.
1

Tìm hướng phát triển xuất khẩu hồ tiêu bền vững trong bối cảnh hội nhập

 22:34 26/08/2019

Năm 2019 được đánh giá là năm rất khó khăn với ngành hồ tiêu Việt Nam khi giá bán giảm, tăng trưởng chậm so với cùng kỳ. Để nâng cao sức cạnh tranh và tận dụng được lợi thế của các hiệp định thương mại, ngành hồ tiêu phải đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
41

Bình Dương: Nhiều doanh nghiệp Đài Loan đang ‘khát’ lao động

 00:12 26/08/2019

 Hiện các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) tại Bình Dương thiếu hụt khoảng 20-30% lao động. Công cuộc cạnh tranh đẩy giá nhân công tăng lên tới 50%, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
55

​Bình Dương tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh

 00:47 23/08/2019

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp (DN) đầu tư nói chung và cộng đồng các DN Đài Loan (Trung Quốc) nói riêng trên địa bàn tỉnh.
18

Bước tiến lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu

 23:33 22/08/2019

Nhận định về năng lực sản xuất, cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, ông Vũ Trọng Tài – Tổng giám đốc Công ty Reed Tradex Việt Nam, nhà tổ chức triển lãm về công nghiệp chế tạo, hỗ trợ hàng đầu khu vực ASEAN - cho hay, hiện đã có bước tiến lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 
13

Chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến thương mại tại EU

 23:25 22/08/2019

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá sẽ giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng nông, thủy sản và các mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh. Do đó, việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại chuyên sâu như nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác, để tận dụng hiệu quả các cơ hội mà EVFTA mang lại đang được Bộ Công Thương tích cực triển khai.

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi