Cuốn sách là sự trăn trở, quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội

Thứ hai - 15/07/2024 22:32
THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật

Cuốn sách này được Quốc hội và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thực hiện trong vòng một năm. Một năm qua, chúng tôi đã khảo sát tổng thể các bài viết, bài phát biểu, lược ghi các ý kiến chỉ đạo, ảnh của Tổng Bí thư từ rất nhiều nguồn khác nhau, thì thấy, không chỉ đến khi giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội mới có nhiều bài viết về Quốc hội và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, mà ngay từ đầu những năm 1990 đã có những bài viết của Tổng Bí thư đăng trên các báo và tạp chí về đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội. Tất cả các bài viết, bài nói, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn đều cho thấy rõ sự trăn trở, quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và những vấn đề mà cử tri quan tâm, để làm thế nào đó Quốc hội hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thật sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Cuốn sách là sự trăn trở, quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội -0

Chính vì thế, khi đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ thấy rõ vai trò to lớn của công tác đối ngoại, ngoại giao cả trong lịch sử lẫn trong giai đoạn hiện nay; chủ trương, đường lối của Đảng và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về công tác đối ngoại, ngoại giao qua các thời kỳ; những kết quả nổi bật của đối ngoại, ngoại giao trong những năm qua (những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm); thời đại ngày nay và những yêu cầu đặt ra với công tác đối ngoại, ngoại giao và những nhiệm vụ chủ yếu của công tác đối ngoại, ngoại giao trong thời gian tới.

Bạn đọc cũng thấy rõ chủ trương nhất quán của Đảng ta là xây dựng đất nước theo con đường XHCN, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Bạn đọc cũng thấy được những yêu cầu đặc thù mà Tổng Bí thư đặt ra đối với những người làm công tác đối ngoại, ngoại giao trong giai đoạn mới, như: Tại Hội nghị cán bộ ngoại giao lần thứ III (tháng 1.1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ ngoại giao cần phải học tập, tu dưỡng đạo đức cách mạng; cần phải biết giữ bí mật; cần phải tiết kiệm đúng cách; cần phải chú ý đoàn kết nội bộ; cần cố gắng nắm bắt tình hình nước sở tại và tình hình quốc tế nhanh và chính xác”.

Tổng Bí thư gọi đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại là một đội ngũ đặc biệt: tin cậy về phẩm chất, nhạy bén về thời thế, sâu sắc về chiến lược, khôn khéo trong đàm phán và tinh tế trong ứng xử. Do vậy, cần phải rèn luyện phong cách: suy nghĩ kỹ càng, hành động linh hoạt, kỹ năng thành thạo; về năng lực phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ giỏi. Cán bộ làm công tác đối ngoại phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị và tư tưởng vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, với lợi ích của dân tộc, tỉnh táo trước sự tác động, cám dỗ, lôi kéo của các thế lực thù địch, chủ động tích cực phòng ngừa không để “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vướng vào tham nhũng, tiêu cực. Các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động đối ngoại cần luôn luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, là Nhà nước, là đất nước và Nhân dân. 

Nguồn tin: daibieunhandan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi