Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Sắc màu bi quan

Thứ ba - 05/05/2020 02:36
 Trong các báo cáo chính thức, tất cả các tổ chức quốc tế đều tỏ ra bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu thời gian tới trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tăng trưởng sản xuất và dịch vụ toàn cầu tháng 4/2020 bị tác động nặng nề từ đại dịch toàn cầu COVID-19 do sự thu hẹp đáng kể của nhu cầu, sự đình trệ của các chuỗi cung ứng và các luồng giao dịch thương mại quốc tế.

Chỉ số PMI tổng hợp toàn cầu tháng 3/2020 giảm 6,7 điểm so với tháng 2/2020, xuống mức kỷ lục 39,4 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. Thương mại và đầu tư toàn cầu bị gián đoạn. Giá dầu thế giới giảm kỷ lục. Tình trạng thất nghiệp gia tăng. Hầu hết các nền kinh tế chủ chốt, đặc biệt là Mỹ và các nền kinh tế thuộc khu vực châu Âu đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và phải nỗ lực giải cứu nền kinh tế thông qua các biện pháp kích thích tăng trưởng và hỗ trợ nền kinh tế.

Trong các báo cáo chính thức, tất cả các tổ chức quốc tế đều tỏ ra bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu thời gian tới trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Theo JPMorgan (4/2020), nền kinh tế giới sẽ mất 5,5 nghìn tỷ USD, tương đương 8% GDP vào cuối năm 2021.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 14/4 dự báo kinh tế toàn cầu có thể phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 1930. IMF dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ ở mức -3% trong năm 2020 và phục hồi mạnh mẽ ở mức 5,8% vào năm 2021.

Thương mại toàn cầu sẽ giảm mạnh trong năm 2020. Tổ chức Thương mại thế giới (tháng 4/2020) dự báo thương mại toàn cầu có thể giảm từ 13%-32% trong năm 2020, song sẽ phục hồi ở mức từ 21-24% nếu các nước phối hợp với nhau sau khi dịch COVID-19 được đẩy lùi.

UNCTAD (tháng 3/2020) dự báo dòng vốn FDI toàn cầu sẽ sụt giảm từ 30-40% trong giai đoạn 2020-2021, do những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ phía cung mà cả phía cầu. Giá cả hàng hóa thiết yếu và nguyên vật liệu đầu vào sẽ phục hồi trong thời gian tới khi dịch bệnh một số nước giảm dần, bên cạnh các gói kích thích kinh tế được đưa ra và sản lượng khai thác sẽ được điều chỉnh chinh phù hợp với diễn biến của dịch bệnh.

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi