Trà Vinh: Hỗ trợ ngành nghề thế mạnh

Thứ sáu - 08/05/2020 00:20
Dưới sự trợ sức của chương trình khuyến công, hơn 6 năm qua diện mạo ngành công nghiệp nông thôn (CNNT) của Trà Vinh đã thay đổi rõ nét khi năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm được nâng cao.        
Những con số ấn tượng

Giai đoạn 2014 - 2020, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Trà Vinh đã thực hiện 5 đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất và 1 đề án quảng bá sản phẩm CNNT với tổng kinh phí 1,86 tỷ đồng.
 

tra vinh ho tro nganh nghe the manh

Thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành nghề được ưu tiên hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công


Từ nguồn vốn khuyến công địa phương, trung tâm tổ chức đào tạo, truyền nghề và nâng cao tay nghề cho 1.470 lao động của các cơ sở CNNT, hơn 80% lao động có việc làm sau học nghề; tập huấn khởi sự nâng cao năng lực quản lý cho 883 học viên, qua đó nhiều cơ sở có quy mô nhỏ đã tự xây dựng được kế hoạch và phương án kinh doanh hợp lý... Ngoài ra, trung tâm cũng tổ chức 4 lần bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, đăng ký tham gia 3 kỳ bình chọn cấp khu vực. Kết quả có 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, 3 sản phẩm đạt cấp khu vực…

Theo đánh giá từ Sở Công Thương Trà Vinh, với phương châm hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, công tác khuyến công những năm qua đã giúp sản xuất CNNT giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Thông qua đào tạo, khuyến công cũng giúp các cơ sở CNNT có đội ngũ lao động tay nghề tốt, tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.

Tăng thêm sức hấp dẫn

Dù vậy, nội dung triển khai của công tác khuyến công Trà Vinh không đồng đều. Nhìn vào số liệu cho thấy, riêng nội dung xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất chưa có nhiều đề án được triển khai. Trong khi đó, đây lại là nội dung tác động trực tiếp tới năng lực sản xuất của ngành CNNT. Theo lý giải từ Sở Công Thương tỉnh, tình trạng trên xuất phát từ nguyên nhân do khó khăn về vốn nên các cơ sở CNNT chưa mạnh dạn đổi mới máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, cũng như chủ động thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là xuất khẩu. Đặc biệt, mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công theo quy định còn thấp, chưa thật sự hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu của cơ sở CNNT…

Để khắc phục những tồn tại trên, Sở Công Thương Trà Vinh đã xây dựng Chương trình khuyến công của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 9,037 tỷ đồng. Nguồn vốn này là động lực tốt giúp Khuyến công Trà Vinh khắc phục một phần khó khăn do định mức hỗ trợ thấp, tăng sức hấp dẫn cho các đề án. Cùng đó, Sở Công Thương cũng sẽ lồng ghép khuyến công với các nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và các chương trình phát triển ngành nghề nông thôn khác để nâng cao nguồn kinh phí hỗ trợ cho cơ sở, doanh nghiệp.

Với nội dung ứng dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất, giai đoạn tới, Khuyến công Trà Vinh dự kiến triển khai 23 đề án, với tổng kinh phí hỗ trợ 6,9 triệu đồng. Nội dung này tập trung hỗ trợ vào các ngành nghề thế mạnh của tỉnh như: Chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ... Dựa trên kết quả thường xuyên khảo sát nhu cầu của cơ sở sản xuất và đối tượng thụ hưởng, đội ngũ làm công tác khuyến công sẽ nhanh chóng cập nhật và tháo gỡ vướng mắc giúp hoàn thành đề án hiệu quả nhất. Học tập mô hình sản xuất mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, máy móc, thiết bị phù hợp giúp cơ sở CNNT của tỉnh phát triển theo hướng bền vững.

Tổng kinh phí khuyến công của Trà Vinh giai đoạn 2014 - 2020 trên 8,761 tỷ đồng, thông qua các đề án, nguồn vốn này đã được chuyển hóa thành năng lực sản xuất, thị trường tiêu thụ cho các cơ sở sản xuất CNNT.

Nguồn tin: congthuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi