TỔNG THUẬT: Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra"

Thứ tư - 19/10/2022 01:43
Trong khuôn khổ Diễn đàn "Hợp tác Quản trị an ninh phi truyền thống khu vực ASEAN", Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra" vào sáng 18/10.

An ninh phi truyền thống (ANPTT) đang là thách thức đặt ra đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh, trên phạm vi rộng của các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa ANPTT. Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, chỉ riêng hai năm 2020-2021 đại dịch Covid-19 đã làm Việt Nam thiệt hại hơn 500.000 tỷ đồng. Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa ANPTT hiện hữu ngày càng rõ nét hơn và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến quốc phòng, an ninh. Biểu hiện rõ ràng nhất của ANPTT trong thời gian vừa qua là những hậu quả do "Đại dịch Covid-19" đem lại. ANPTT tại các khu công nghiệp trong thời gian chống dịch Covid-19 và phục hồi sau dịch là vấn đề rất nóng, cũng thể hiện phần nào một khía cạnh của ANPTT trong tình hình hiện nay.

Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi hơn đối với cuộc sống con người, thách thức sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong khuôn khổ Diễn đàn "Hợp tác Quản trị an ninh phi truyền thống khu vực ASEAN",  Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra".

TỔNG THUẬT: Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra" - Ảnh 1.

Các vị khách mời tham dự Tọa đàm (từ trái sang): Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó TGĐ VNPT Vinaphone; PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trung tướng, GS.TS .Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại tá GS.TS Bùi Minh Thanh, nguyên Trưởng phòng, Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự toạ đàm có các vị khách mời:

1, Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

2, PGS.TS. Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

4, Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone

5, Đại tá, GS.TS. Bùi Minh Thanh, nguyên Trưởng phòng, Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an.

 

Như vậy, chúng ta đã hiểu hơn về sức ảnh hưởng của an ninh phi  truyền thống tới mọi mặt của xã hội cũng như an toàn an ninh quốc gia. Là một quốc gia đang phát triển, có nền kinh tế mở, có vị trí địa lí đặc biệt nên Việt Nam rất dễ chịu tác động nặng nề từ các hiểm họa như thiên tai, dịch bệnh, buôn người xuyên quốc gia, ma túy.  Hiểu rõ hơn về ANPTT và xác định rõ các mối đe dọa ANPTT để có cách ứng xử kịp thời, phù hợp với nguồn lực  và đặc thù sẵn có. Từ đó, chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, biện pháp, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả phát hiện, nhận diện các thách thức ANPTT, các yếu tố tác động từ sớm, từ xa để phối hợp, khắc phục, giải quyết triệt để từ gốc các vấn đề phát sinh, góp phần hiệu quả vào công cuộc bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tôi là một người may mắn vì trong 10 năm qua tôi được rất nhiều các thầy là giáo sư, tiến sĩ trong ngành công an, quân đội và đặc biệt là các thầy trong Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, trong đó có Trung tướng GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm trực tiếp tư vấn, trao đổi, chia sẻ, sáng tạo lên một trường phái học thuật mới của Việt Nam và có thể nói là mới của thế giới. Đó là trường phái học thuật của Việt Nam về quản trị an ninh truyền thống. Cụm từ MNS (Management of Non-Traditional Security) trên tất cả các trang mạng và cả các bài báo quốc tế xuất phát từ Viện An ninh truyền thống, Trường Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và sáng tạo trên nền tảng kiến thức, kinh nghiệm hàng trăm năm của các nhà nghiên cứu khoa học về an ninh, các nhà quản trị về an ninh quốc gia và có cả nhà quản trị an ninh doanh nghiệp.

Tôi đi theo 2 trường phái là trường phái học thuật Quản trị an ninh truyền thống và trường phái Quản trị an ninh tích hợp. Chính vì thế, kinh doanh để phát triển kinh tế, kinh tế để phát triển quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia. Trong rất nhiều giải pháp thầy Yêm đề cập thì giải pháp đầu tiên là giải pháp tuyên truyền chung. Cái này các kênh truyền thông của Nhà nước: báo, đài, tạp chí… đã và đang tuyên truyền. Tuy nhiên, tôi đồng ý với quan điểm của thầy Yêm là mới dừng lại ở mức độ nhận thức và mức độ kiểu như ta hô khẩu hiệu là cần phải nhưng làm thế nào để làm được là một câu chuyện vô cùng khó khăn và chúng ta phải quay trở lại câu kinh điển của thế giới: Giáo dục là thứ vũ khí mạnh nhất giúp chúng ta thay đổi thế giới này.

Có lẽ chúng ta phải quay lại câu chuyện giáo dục từ bé đến lớn, chúng ta phải lồng ghép nội dung rất đơn giản về an toàn, ổn định cho các cháu. Ở các bậc cao hơn, chúng ta phải tính toán làm sao các kết quả nghiên cứu của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành được đơn giản hóa đi, trở thành những phương trình cụ thể, lý thuyết ngắn gọn, những phương trình dễ hiểu, dễ nhớ như phát triển phương trình quản trị an ninh truyền thống là 3S-3C, tức là "An toàn" cộng "Ổn định" cộng "Phát triển bền vững" trừ đi "Chi phí hoạt động quản trị rủi ro", trừ đi "Chi phí hoạt động quản trị khủng hoảng" và trừ đi "Chi phí hoạt động quản trị khắc phục sau khủng hoảng". Như vậy an ninh là một sản phẩm con người tạo ra, chúng ta cần đầu tư, quản trị tốt để có sản phẩm tốt. Chúng ta có lợi ích thì chúng ta phải chấp nhận một phần chi phí, quan tâm đầu tư cho nó. Và giải pháp đầu tiên là nhận thức chung của xã hội, các cấp, các ngành. Đảng ta rất quan tâm và có Nghị quyết rồi, và các bộ, ngành cũng đã có một số chủ trương. Tuy nhiên khi nói đến làm thế nào để làm được thì tôi đồng ý với quan điểm của thầy Yêm là phải bắt đầu từ nghiên cứu. Phải có nghiên cứu căn cơ nhưng nghiên cứu không phải đánh giá chúng ta làm được cái gì, không làm được cái gì, thế giới làm gì, không làm gì mà chúng ta đánh giá rủi ro trong 5 năm tới, 10 năm tới lĩnh vực là gì. Điều đó khó thực sự, tầm nghiên cứu đưa ra được phương pháp định tính, định lượng hoặc phương pháp kết hợp để dự báo được những rủi ro có thể đến trong tương lai. Ví dụ sau COVID-19 thì sẽ có các dịch bệnh kiểu gì, virus truyền nhiễm kiểu gì, sau dịch cúm mùa là gì hoặc sau khủng hoảng môi trường này sẽ là khủng hoảng môi trường gì ở Việt Nam, ASEAN và thế giới? Đó là câu chuyện nghiên cứu, đánh giá thì dễ, nghiên cứu dự báo mới là khoa học và vô cùng khó trên thế giới.

Tôi nghĩ rằng nghiên cứu của thầy Yêm và các thầy trên Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội đi sâu vào đánh giá và dự báo xu thế, các rủi ro diễn biến như thế nào trong tương lai. Các nghiên cứu đấy phải đưa vào đào tạo bởi vì quan trọng không phải dạy cái này là cái gì, an ninh truyền thống là gì mà vì sao chúng ta cần nó? Muốn có được an ninh phi truyền thống với tư cách là một sản phẩm của hạnh phúc thì chúng ta phải làm gì?

Về phía cơ sở giáo dục đào tạo mà tôi là Hiệu trưởng Trường Quản trị kinh doanh, tôi thấy rằng trong 10 năm qua, tôi may mắn là không những được tham gia thiết kế khung đề cương bài giảng cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ các cấp cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương, rồi đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ về ngành này cùng các thầy từ Bộ Công an. Các học viên tham gia các lớp bồi dưỡng, khoảng 5.000 cán bộ quy hoạch từ các huyện, tỉnh, thành phố, các tập đoàn, doanh nghiệp, mang đến hiệu quả rất cao. Các bạn học xong 1-2 năm gặp lại, các bạn bảo ứng dụng tuyệt vời. Rất nhiều sĩ quan quân đội, sĩ quan Công an học thạc sĩ quản trị phi truyền thống và bây giờ các anh, chị đó đều đóng góp tốt hơn so với trước kia khi có cả kiến thức về quản trị an ninh truyền thống.

Tôi nghĩ là vai trò của giáo dục đào tạo vô cùng quan trọng. Chúng ta không cần tái khẳng định nữa mà quan trọng làm thế nào để triển khai từ ngắn hạn đến bồi dưỡng kiến thức cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ở Việt Nam là câu chuyện cần có ý kiến của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự ủng hộ đồng lòng của các cấp chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo. Thông thường tiếp cận những cái mới khó về chính trị, học thuật phải từ trên xuống dưới, cấp Trung ương phải làm trước, địa phương làm sau, cấp doanh nghiệp nhìn vào để học tập. Tập đoàn lớn như Samsung Display ở Bắc Ninh có 50.000 công nhân, họ đề nghị đào tạo cán bộ quy hoạch cho họ từ trưởng phòng đến giám đốc (một năm 100 bạn) và họ yêu cầu lồng ghép môn học quản trị rủi ro và an ninh doanh nghiệp. Tôi cũng đã đào tạo một bạn tiến sĩ về IT, về an ninh mạng làm Trưởng ban bảo vệ của Samsung Display ở Bắc Ninh, có hàng nghìn nhân viên, kĩ sư, chuyên viên chuyên bảo mật và đảm bảo an toàn cho cả nhà máy Samsung Display. Rõ ràng doanh nghiệp bây giờ đã nhận thức rồi, quan trọng nhất là chúng ta cần phối hợp với nhau.

Thông qua buổi tọa đàm hôm nay và phải cảm ơn Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tạo cơ hội cho các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà giáo dục, quản trị doanh nghiệp và rất nhiều chuyên gia khác được chia sẻ, nâng cao nhận thức về quản trị an ninh và đặc biệt là quản trị an ninh truyền thống. Cái quan trọng là chúng ta nhận thức rồi thì chúng ta phải tìm giải pháp làm sao để đào tạo được đầu tiên là máy cái, những con người đi trước, tiên phong để có đủ kiến thức, công cụ quản trị , đủ tầm nhìn chiến lược, đủ tư duy chiến lược và đủ khát vọng đam mê cống hiến cho Tổ quốc, sẵn sàng phấn đấu, cống hiến thời gian, tâm sức, trí tuệ của mình để đảm bảo an toàn cho từng đứa trẻ, từng người phụ nữ, từng người già và từng người công nhân, đảm bảo an toàn cho từng nhà máy, xí nghiệp phát triển bền vững, tức là an ninh cho từng doanh nghiệp, địa phương thì quốc gia chúng ta chắc chắn sẽ phát triển bền vững.

Từ góc độ một nhà nghiên cứu, thưa  Trung tướng GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, để giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống, quản trị an ninh phi truyền thống cần phải tiến hành những giải pháp nào hiện nay? Việc đào tạo và nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân có ý nghĩa quan trọng thế nào? Nhân lực cho lĩnh vực này hiện đã đáp ứng được chưa? Các giải pháp để xử lý hiệu quả vấn đề nguồn nhân lực và các quy định của pháp luật về vấn đề này?

TỔNG THUẬT: Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra" - Ảnh 1.

GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm (giữa): Cần đưa chương trình tập huấn về quản trị an ninh phi truyền thống thành chương trình bắt buộc trong giáo dục quốc phòng an ninh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm: Cũng giống như giải quyết mối đe dọa về an ninh truyền thống, giải quyết mối đe dọa an ninh phi truyền thống cũng có rất nhiều biện pháp. Vấn đề đầu tiên là chúng ta phải có đầy đủ và càng ngày càng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước… để chúng ta phòng ngừa ứng phó trong lĩnh vực này.

Vấn đề thứ hai là như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII có nêu, phải tăng cường ứng phó trong vấn đề này; hay nói theo ngôn ngữ hiện đại là tăng cường quản trị quốc gia, quản trị an ninh phi truyền thống.

Vấn đề thứ ba là tôi rất nhất trí với ý kiến của GS.TS. Bùi Minh Thanh là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. Chúng ta phải có nguồn nhân lực tốt. Trong những năm vừa rồi, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như Trường Quản trị kinh doanh, Viện An ninh phi truyền thống của chúng tôi đã phối hợp với nhiều tỉnh ủy tổ chức tập huấn những kỹ năng, kiến thức về quản trị an ninh phi truyền thống cho đội ngũ cán bộ cốt cán. Ví dụ như Tỉnh ủy Quảng Ninh, Tỉnh ủy Sơn La, Tỉnh ủy Lạng Sơn; tới đây chúng tôi sẽ phối hợp với Tỉnh ủy Đồng Nai, Tỉnh ủy Khánh Hòa và Tỉnh ủy An Giang và nhiều địa phương khác.

Tập huấn này nói về những kỹ năng, những vấn đề chung của an ninh phi truyền thống, đặc biệt là những vấn đề an ninh phi truyền thống nổi lên của địa phương, để giúp đội ngũ cán bộ lãnh đạo cốt cán của tỉnh từ đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho đến Bí thư huyện, Chủ tịch huyện, Giám đốc các sở, ban, ngành hiểu về những lĩnh vực này.

Ở đây chúng ta phải nói trong giáo dục quốc phòng an ninh của chúng ta hiện nay hầu như chưa nói về vấn đề an ninh phi truyền thống, những vấn đề mới như thế này. Chúng tôi có khuyến nghị rất mong Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Chính phủ có ý kiến chỉ đạo cho các bộ, ngành, cơ quan chức năng đưa chương trình tập huấn về quản trị an ninh phi truyền thống thành chương trình bắt buộc trong giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục khác cho các cơ quan Đảng, chính quyền, địa phương.

Một vấn đề nữa là chúng tôi cho rằng cần phải đầu tư nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này. Vừa rồi Thủ tướng Chính phủ ban hành một chiến lược về phát triển, sáng tạo của đất nước cũng đề cập về vấn đề này. Có thể nói, ở nước ta,  nghiên cứu khoa học về an ninh phi truyền thống và quản trị an ninh phi truyền thống có từ lâu rồi. Tôi nhớ từ đồng chí Thủ tướng Phạm Minh Chính hiện nay cho đến Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và một số đồng chí đã đầu tư nghiên cứu từ cách đây 5-7 năm. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, mới chỉ có 3 đề tài khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu vấn đề chung, mang tính quan điểm chung của Đảng, Nhà nước về an ninh phi truyền thống. Chúng ta rất thiếu nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực, ví dụ như an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh môi trường. Chúng tôi tính có khoảng 20 vấn đề an ninh phi truyền thống rất cần nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam. Những nghiên cứu này có thể sẽ huy động cho các ngành, các cấp, các bộ ngành, trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội cũng là một trong những mũi nhọn đi tiên phong. Ngoài ra chúng ta phải tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Tôi đề nghị PGS.TS. Hoàng Đình Phi, một chuyên gia nghiên cứu rất sâu về lĩnh vực này thời gian qua, sẽ nói thêm về vấn đề này.

Một trong những bài học thành công trong Quản trị ANPTT ở Việt Nam là Việt Nam đã thực hiện rất tốt phương châm quản trị " 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ". Làm thế nào để nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về ANPTT, cũng như thực hiện phương châm " 4 tại chỗ", nâng cao tính chủ động trong phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa ANPTT? Làm tốt công tác này sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho quốc gia, thưa PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn?

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn: Về phương châm quản trị 4 tại chỗ, chúng ta nghe nói rất nhiều rồi. Bản chất của 4 tại chỗ là tự mình lo cho mình một cách chủ động nhất. Thực tế câu chuyện 4 tại chỗ xuất phát từ lịch sử trong việc chúng ta phòng ngừa, ứng phó với thiên nhiên. Các cụ xưa có câu "Nước xa không chữa được lửa gần". Ngay tại chỗ, chúng ta sẵn sàng chuẩn bị tất cả, chủ động như vậy thì mới kịp thời phòng ngừa, ứng phó, hạn chế những thiệt hại.

Chúng ta biết rằng 4 tại chỗ này trong thực tế như khi chúng ta phòng chống dịch COVID-19 vừa rồi cũng như ứng phó một số thiên tai, hoạn nạn, hỏa hoạn…, khi có đủ 4 yếu tố "chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ" thì chúng ta sẽ làm được rất tốt.

Thực tế trong thời gian qua, nhiều địa phương có thêm các sáng kiến khác có thể giải quyết, ứng phó với thách thức ANPTT. Ví dụ như Quảng Ninh về chống dịch, họ thêm "3 biết" tức là những cái biết trước; hay như TPHCM thêm "5 nhiệm vụ" hay một số địa phương như Đà Nẵng còn có "4 không, 5 an". Tất cả những mô hình đó đều từ nền tảng của 4 tại chỗ. Chính 4 tại chỗ là một trong những chỉ đạo rất sát sao của Chính phủ, các bộ ngành trong vấn đề thực hiện phòng ngừa, ứng phó với thách thức ANPTT, những sự cố những khủng hoảng xảy ra. Tôi cho rằng cái này chúng ta tiếp tục tăng cường, sáng tạo nhiều hơn nữa. Nó đem lại hiệu quả cao nhất là chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề, mọi thứ ở cơ sở. Khi ta đã giải quyết được ở cơ sở thì nó không lan tỏa, không bùng phát, không ảnh hưởng diện rộng. Và như vậy chúng ta sẽ đảm bảo được an ninh trật tự.

TỔNG THUẬT: Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra" - Ảnh 1.

Đại tá, GS.TS. Bùi Minh Thanh nhấn mạnh cần tăng cường đào tạo, đặc biệt là đào tạo môn quản trị an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống cho cán bộ chủ chốt ở địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thưa GS.TS Bùi Minh Thanh ông có đồng ý với những chia sẻ, quan điểm của PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn vừa nêu không ạ? Các khách mời cũng như khán giả rất muốn nghe ý kiến của ông về vấn đề này.

Đại tá, GS.TS. Bùi Minh Thanh: Quan điểm của tôi cũng rất đồng tình với chia sẻ, quan điểm của PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn. Tôi cũng cho rằng phương châm 4 tại chỗ rất quan trọng và hiệu quả trong giải quyết từng nhiệm vụ như dịch COVID-19, hoặc phòng chống bão lụt. Nhưng nhận thức của một số địa phương thì chưa được nâng cao. Để nâng cao nhận thức của một số cán bộ chủ chốt ở địa phương, cần phải tăng cường đào tạo, đặc biệt là đào tạo môn quản trị an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống.


09:10 ngày 18/10/2022

Trong môi trường mạng, lướt nhầm ngón tay là đã có rủi ro lớn

Thưa các vị khác mời, có thể nói là thời đại công nghệ thông tin phát triển vũ bão kéo theo các mối đe dọa an ninh mạng, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng trong xã hội, những vấn đề đặt ra trong bảo đảm an ninh mạng và các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh mạng của Việt Nam tình hình mới là vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm cũng như cơ quan chức năng đề ra nhiều giải pháp, chính sách. Thưa ông Nguyễn Trọng Nghĩa, ông nhìn nhận như thế nào về việc này?

TỔNG THUẬT: Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra" - Ảnh 1.

Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone Nguyễn Trọng Nghĩa (trái): Trong môi trường mạng nếu lướt nhầm ngón tay, chúng ta đã có rủi ro lớn rồi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone Nguyễn Trọng Nghĩa: Theo tôi những biện pháp được Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng đưa ra rất chính xác. Tuy nhiên, ở khía cạnh là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho Chính phủ, người dân, tôi đánh giá việc thay đổi, định hướng hành vi sử dụng của người dùng rất quan trọng. Lấy ví dụ, chúng ta thấy trên môi trường mạng đi nhanh hơn môi trường thực của chúng ta. Trong môi trường thực, nếu chúng ta bước nhầm chúng ta có thể bước vào vũng nước, nhưng trong môi trường mạng nếu chúng ta lướt nhầm ngón tay, chúng ta đã có rủi ro lớn rồi.

Thứ hai, hạ tầng về công nghệ thông tin, các dịch vụ luôn phát triển, chúng ta không thể bắt nó dừng lại theo quy trình, quy định của chúng ta. Chúng ta là người dùng, và người dùng nên tự phòng vệ, nên là người dùng thông minh. Người dùng Việt Nam có tỉ lệ sử dụng dịch vụ xuyên biên giới rất cao, những dịch vụ đó đôi khi lại không chịu chi phối, điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Vì vậy đầu tiên chúng ta phải có bước đào tạo, hướng dẫn người sử dụng và người dân của chúng ta. Gần đây nhất, chúng ta đã hình thành các tổ chuyển đổi số cộng đồng, nhiệm vụ của tổ không chỉ truyền đạt, truyền thông về công nghệ mới mà còn hướng dẫn cho người dân cách nhận thức, cách sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin, ứng xử trên môi trường mạng để bảo đảm các hoạt động của người dân khi tương tác với Chính phủ, với doanh nghiệp, với dịch vụ cả trong và ngoài nước một cách thông minh nhất, để phòng tránh rủi ro. Từ việc hướng dẫn người dân như vậy, chúng ta giảm thiểu nhiều nguy cơ từ cộng đồng vì đó mới là nguy cơ lớn.

Từ vụ việc Fomorsa, rồi đình công, biểu tình ở các khu công nghiệp, chúng tôi cũng đặt câu hỏi cho các ông chủ của nhà máy bị đập phá là mối liên hệ, thông tin giữa ông chủ của các nhà máy đó, khu công nghiệp ấy với cộng đồng công nhân ấy là gì? Hoàn toàn không có. Trong khi gần đây, người công nhân lại tương tác với môi trường mạng nhiều hơn. Phải chăng chúng ta đang nghĩ giải trí là giải trí, cá nhân là cá nhân? Chúng tôi suy nghĩ và đề xuất biện pháp là đưa ra những dịch vụ liên kết giữa người sử dụng lao động và người lao động để thường xuyên cung cấp thông tin cho người lao động một các kịp thời nhất. Như khi xảy ra dịch COVID-19, chúng ta đóng cửa các nhà máy, ngay lập tức người sử dụng lao động thông báo cho người lao động. Điều đó rất an toàn cho người lao động, không phải di chuyển, không xảy ra tụ tập đông người ở nơi không cần thiết. Đấy là một trong các ví dụ tôi nghĩ rằng chúng ta phải bảo đảm tính liên kết từ người dùng cuối cùng đến người sử dụng dịch vụ.

Đến nấc thứ hai là người cung cấp dịch vụ, chúng tôi thiết kế những dịch vụ bảo đảm người dùng không bị nhầm lẫn. Thực tế các nguy cơ về tấn công an ninh mạng đến từ nhầm lẫn các địa chỉ. Những ứng dụng của chúng tôi cũng phải tiện dụng để người sử dụng sử dụng nhanh nhất, không bị nhầm lẫn tính năng, không mất thời gian, không bị nhầm dịch vụ.

Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước luôn theo kịp và phản ánh được thực tế phát triển của xã hội. Chúng ta có tỉ lệ đầu tư công cho những chính sách dẫn dắt về công nghệ thông tin, về an toàn thông tin, và những mối liên kết của chính sách tạo ra không chỉ doanh nghiệp trong nước, khối Chính phủ. Các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam cũng sẽ tuân thủ những quy định đặt ra như đi giao thông ngoài đường, từ đó mới bảo đảm cho xã hội an toàn.

Cuối cùng là phải xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, đội ngũ đó bảo đảm về thiết kế mạng, bảo vệ hệ thống quan trọng. Từ đó người dùng sẽ được bảo vệ, toàn bộ mạng Việt Nam kết nối thông suốt với thế giới, được bảo đảm một cách an toàn và theo trật tự, tránh khủng khoảng tin đồn không đáng có.

An ninh phi truyền thống nói chung, an ninh môi trường nói riêng có thể chuyển hóa thành an ninh truyền thống mà các vụ việc Formosa năm 2014 tại các tỉnh Miền Trung, các vụ biểu tình gây rối năm 2018 ở nhiều tỉnh, thành phố với lý do "phản đối Luật đặc khu",… là những ví dụ điển hình. Thưa PGS. TS Đỗ Cảnh Thìn, theo ông cần có biện pháp gì để kiểm soát và giảm thiểu sự chuyển hóa từ an ninh phi truyền thống nói chung, an ninh môi trường nói riêng thành an ninh truyền thống?

TỔNG THUẬT: Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra" - Ảnh 1.

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn (trái) và Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm tại buổi Tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội: Chúng ta biết rằng an ninh môi trường là một trong 3 trụ cột quan trọng để phát triển an ninh quốc gia và cũng là để quản trị quốc gia. Câu chuyện liên quan đến sự cố môi trường Formosa hoặc vụ biểu tình phản đối Luật Đặc khu"…., chúng tôi xin chia sẻ với quý vị một kỷ niệm: Khi xảy ra vụ việc này, chúng tôi đã trực tiếp vào khu công nghiệp Bình Dương và Formosa nghiên cứu, nắm tình hình để rút ra những vấn đề. Chúng tôi nhận thấy nó rất khủng khiếp, tác động ghê gớm đến nhiều mặt, cả về vấn đề an ninh, cả về sản xuất, đời sống, uy tín của các doanh nghiệp cho đến chính sách đúng đắn của chúng ta về thu hút đầu tư và chúng ta phải xử lý rất nhiều.

Chúng ta thấy rằng, đây không chỉ là câu chuyện của Việt Nam mà tôi nghĩ rằng những vấn đề an ninh phi truyền thống như an ninh môi trường, những biến động, tác động… nếu như không được ngăn chặn, xử lý, giải quyết kịp thời và đúng đắn thì sẽ góp sức lan tỏa, tích tụ và đến lúc bùng phát mạnh, dẫn đến hậu quả rất lớn về trật tự xã hội, an ninh, đến sự phát triển của quốc gia.

Và như PGS.TS. Hoàng Đình Phi vừa đề cập đến vấn đề quản trị, đây là vấn đề rất quan trọng. Tôi được biết trong Nghị quyết lần thứ XIII của Đảng, trong các văn kiện có đến 4 lần nhắc và nhấn mạnh về nâng cao năng lực quản trị quốc gia. Vậy thì ngay các chủ thể liên quan đến hoạt động này để ngăn ngừa, không để xảy ra những biến cố mà chúng ta phải xử lý tiếp theo thì mỗi chủ thể phải nâng cao năng lực quản trị của chính mình, từ vấn đề xây dựng chính sách đến triển khai thực hiện, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức tự giác, tính chủ động của mỗi chủ thể đó.

Như vậy chúng ta mới từng bước ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro dẫn đến những biến động mà chúng ta thấy trong thực tế. Tôi cho đây là một biện pháp rất căn cơ, rất căn bản và trách nhiệm này thuộc về các chủ thể, của cả Nhà nước, tư nhân, cộng đồng doanh nghiệp và cả người dân.

Thưa Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, dưới góc độ là một nhà khoa học an ninh, ông nhìn nhận về vấn đề này như thế nào, ông có bổ sung gì thêm? Cần phải làm gì để có thể kiểm soát việc chuyển hóa từ an ninh phi truyền thống nói chung sang an ninh truyền thống nói riêng, thưa ông?

Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm: Nói về phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, an ninh truyền thống nói chung thì có thể chúng ta xem xét dưới 4 góc độ. Góc độ đầu tiên là phải có hệ thống chính sách pháp luật tương đối tốt, hoàn chỉnh, giúp cho các cơ quan chức năng của Nhà nước có thể kiểm soát được mối đe dọa  này, trong đó có mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Vấn đề thứ hai vừa rồi PGS.TS. Hoàng Đình Phi, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn có nêu, đó là Nghị quyết XIII của Đảng nhấn mạnh tăng cường năng cao năng lực về quản trị quốc gia. Trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, có khái niệm quản trị an ninh phi truyền thống, tức là làm thế nào chúng ta kiểm soát tốt được mối đe dọa nhỏ ban đầu để không phát triển thành khủng hoảng, thảm họa. Nói ví dụ điển hình là nếu có một đám cháy, chúng ta phải dập đám cháy ngay từ đầu, không để bùng phát thành những thảm họa cháy lớn. Nếu như chúng ta ngăn ngừa được ngay từ đầu sẽ góp phần ngăn ngừa nó chuyển hóa. Trong khoa học an ninh phi truyền thống, có vấn đề là rất nhiều thế lực thù địch lợi dụng vấn đề an ninh phi truyền thống chuyển hóa thành các vấn đề an ninh truyền thống, vấn đề chính trị. Cho nên chúng ta phải ngăn ngừa ngay từ đầu. Như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay nói là đất nước chúng ta cần an ninh chủ động, phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở.

Còn hai biện pháp quan trọng nữa thì sau này tôi sẽ có đề xuất sau. Nhưng biện pháp rất quan trọng là chúng ta phải ngăn ngừa ngay từ đầu, ngay từ nhỏ để không phát triển thành vấn đề lớn.

Hôm nay chúng ta không trả chi phí quản trị rủi ro thì tương lai con cháu chúng ta phải trả chi phí khủng hoảng

Quản trị tốt an ninh phi truyền thống có mối quan hệ thế nào đối với sự phát triển bền vững đất nước hiện nay, thưa PGS.TS. Hoàng Đình Phi?

TỔNG THUẬT: Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra" - Ảnh 1.

Các vị khách mời trao đổi tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

PGS.TS. Hoàng Đình Phi: Luật An ninh quốc gia đã có định nghĩa, an ninh quốc gia của Việt Nam là sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của quốc gia chúng ta. Thể hiện trong pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn ngoài cuộc sống. Lấy ví dụ một gia đình, một năm tất cả thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt được khoảng 100 triệu, nhưng chúng ta phải chi quá nhiều như làm tường rào thật cao, lắp nhiều camera để bảo vệ, mua nhiều bảo hiểm. Chúng ta phải chịu sự rủi ro quá nhiều do trộm cắp, thiên tai, lừa đảo thương mại, giá cao, được mùa giá lại thấp và mất mùa thì giá lại cao… Như vậy, chúng ta thu được 100 triệu nhưng chúng ta lỗ. Điều này thể hiện rằng có rủi ro, rủi ro trên hệ thống, rủi ro đã xảy ra thành khủng hoảng. Rủi ro là những thứ chưa xảy ra nhưng nếu xảy ra, nó đe dọa con người, có thể làm thiệt hại về người, tài sản, thể chất, tinh thần ở góc độ khác nhau. Và khủng hoảng là rủi ro đã xảy ra.

Thiên tai, địch họa là rủi ro mà chúng ta có thể phòng tránh được một phần và ứng phó tốt ở khía cạnh khác bằng các giải pháp khoa học công nghệ, quản trị, v.v… Thế nhưng, nếu chúng ta không có cách nhìn toàn diện, kiến thức, có công cụ quản trị, hoạch định được chính sách, kế hoạch phòng ngừa rủi ro phi truyền thống, để nó trở thành khủng hoảng thì rõ ràng một gia đình không thể phát triển được, một doanh nghiệp bị rơi vào khủng hoảng, mất khả năng thanh khoản.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, 12 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, sau khi Lehman Brothers sụp đổ, ta chứng kiến hàng ngàn doanh nghiệp trên thế giới (ở Mỹ, châu Âu, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam) phá sản, ảnh hưởng đến hàng triệu triệu lao động và đe dọa cả nền kinh tế của quốc gia đó. Rõ ràng tất cả cách thức mà chúng ta nghiên cứu, học tập, nhận thức và chúng ta hành động cụ thể trong việc quản trị tốt rủi ro của mình, gia đình mình, doanh nghiệp mình, đất nước mình thì đã giảm thiểu rất nhiều rủi ro và những rủi ro đấy không thể trở thành khủng hoảng nặng, không gây thiệt hại thì chúng ta mới phát triển bền vững được. Còn chúng ta kiếm một đồng mà mất đi 2 đồng thì rất nguy hiểm. Như về môi trường, Hà Nội có thể phát triển rất nhiều dịch vụ tăng trưởng nhưng nếu phải tính chi phí bỏ ra để khôi phục lại sông Tô Lịch như cũ thì nhiều chuyên gia Đức, giáo sư Đức khẳng định là tốn rất nhiều tiền, có thể 5, 10 tỷ đô la và trong 10 năm mới có thể khôi phục được. Điều đó chứng tỏ rằng hôm nay nếu chúng ta không trả những chi phí quản trị rủi ro thì tương lai con cháu chúng ta phải trả chi phí khủng hoảng.

Đúng như Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm cũng như PGS.TS. Hoàng Đình Phi vừa mới trao đổi, các mối đe doạ an ninh mạng như tấn công mạng, khủng bố mạng, tội phạm liên quan đến mạng và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin diễn biến phức tạp, gia tăng những vụ có thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng về nhiều mặt, các hành vi phá hoại hạ tầng thông tin, gây mất an toàn của máy tính, mạng viễn thông đã và đang gây ra những thiệt hại lớn đến kinh tế, thưa ông Nguyễn Trọng Nghĩa, ông đánh giá như thế nào về thực trạng hạ tầng thông tin và hệ thống thông tin của nước ta hiện nay?

TỔNG THUẬT: Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra" - Ảnh 1.

Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone Nguyễn Trọng Nghĩa: Trong vấn đề an ninh, an toàn mạng không có biên giới, khoảng cách và trách nhiệm của chúng ta là phải nhận dạng được - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone Nguyễn Trọng Nghĩa: Cũng như các đại biểu vừa chia sẻ về khái niệm an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống, về mạng viễn thông và công nghệ thông tin của Việt Nam, từ khi chúng ta bắt đầu đổi mới, chuyển dần sang các mạng truyền dữ liệu và công nghệ số thì chúng ta đã rất chú ý đến vấn đề an ninh, an toàn mạng.

Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta chia làm 2 khu vực, khu vực doanh nghiệp và khu vực Nhà nước. Với doanh nghiệp, để đáp ứng yêu cầu của các giao dịch thương mại ở trong nước cũng như nước ngoài, các doanh nghiệp tự phát triển hệ thống, mạng máy tính chuyên dùng của mình, rồi thuê các nhà mạng để kết nối với nhau. Khu vực Chính phủ cũng tương tự như vậy, cũng có mạng chuyên dùng. Gần đây, các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin tích hợp với nhau, rồi tích hợp của người dân. Trước đây người dân và doanh nghiệp tương tác với Chính phủ, với các nhà mạng qua mạng viễn thông nhưng bây giờ tương tác qua dịch vụ, điển hình như dịch vụ công giữa người dân với Chính phủ. Hay các dịch vụ số của ngân hàng, trước đây chúng ta chỉ biết số dư tài khoản ngân hàng qua các sao kê nhưng bây giờ chúng ta bật app lên là có thể biết số dư và các giao dịch của chúng ta. Như vậy tương tác sâu hơn và gần như là trong khái niệm của người dùng bây giờ, không còn biên giới giữa nhà cung cấp dịch vụ, Chính phủ và người dân. Do đó hạ tầng của chúng ta hiện nay được đánh giá đầu tư khá hoàn chỉnh.

Tuy nhiên để đánh giá một các cặn kẽ về bảo đảm yếu tố an ninh, an toàn và các tiêu chuẩn, chúng ta cần thời gian nữa, vì môi trường mạng cũng như môi trường xã hội phát triển theo sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy với các quốc gia có nền tảng phát triển lâu đời, họ có chính sách, nguồn lực để đầu tư cho an toàn, an ninh mạng. Với Việt Nam, nước mới phát triển, chúng ta đầu tư cho hạ tầng cơ sở và đầu tư cho an toàn, an ninh mạng (là yếu tố tốn kém) và chưa đo lường được hiệu quả. Chúng ta phải tiếp tục đầu tư, tăng cường cho hoạt động để bảo đảm an ninh mạng. Chúng ta cũng có nhiều báo cáo đánh giá năng lực mạng lưới, năng lực hạ tầng thông tin của Việt Nam sẽ sánh ngang với các nước phát triển nhưng ở phạm trù về an ninh an toàn mạng thì chúng ta cần đánh giá cặn kẽ hơn để bảo đảm hơn. Chúng ta hướng tới cuối cùng là sự an toàn của người dùng, ở đây không phải chỉ có người dân mà từng người tham gia vào môi trường mạng đều là người dùng. Đặc biệt trong khối Chính phủ, ngày xưa chúng ta có khái niệm bộ phận phụ trách về công nghệ thông tin, bộ phận phụ trách về an toàn, an ninh mạng nhưng hiện nay từng người dùng phải là tham gia vào quá trình bảo đảm an toàn an ninh mạng. Khái niệm như vậy sẽ lan toả.

Hiện nay Bộ Công an đã phát triển ứng dụng xác thực định danh điện tử, rất quan trọng vì người dân giao tiếp trực tiếp với các cấp chính quyền thông qua môi trường mạng chứ không phải thông qua thủ tục hành chính, giấy tờ nữa. Từng người dân là những nhân tố, thành tố tham gia vào quá trình bảo đảm an ninh, an toàn cho các giao dịch của Chính phủ, các giao dịch của chính mình, và cả hệ thống quốc gia. Khái niệm đó đã thay đổi theo thời gian, đặc biệt là trong thời gian dịch COVID-19, trẻ em không được đến trường, các em học online thì mối đe doạ từ an ninh mạng kéo đến từng nhà, từng cá thể học sinh. Đấy là vấn đề đặt ra để chúng ta thấy rằng trong vấn đề an ninh, an toàn mạng không có biên giới, khoảng cách và trách nhiệm của chúng ta là phải nhận dạng được.

ANPTT có tạo thành nguy cơ an ninh quốc gia, quốc phòng của đất nước không? ANPTT ảnh hưởng đến sức mạnh an ninh quốc gia, quốc phòng như thế nào? Câu hỏi này xin dành cho PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn.

TỔNG THUẬT: Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra" - Ảnh 1.

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội: Những thách thức của ANPTT không được giải quyết, ngăn ngừa, ngăn chặn thì tất yếu sẽ chuyển hóa thành vấn đề an ninh truyền thống - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội: Tất cả chúng ta đều biết, hạt nhân của an ninh truyền thống là an ninh quân sự, an ninh chính trị. Giữa ANPTT và an ninh truyền thống, ANPTT là sự kéo dài của an ninh truyền thống. Những yếu tố của an ninh truyền thống, những đe dọa, thách thức của an ninh truyền thống tất yếu sẽ tác động trở lại sức mạnh của quốc gia, đến sự phát triển bền vững, sự ổn định của quốc gia. Cho nên những thách thức của ANPTT không được giải quyết, không được ứng xử đúng, không được ngăn ngừa, ngăn chặn thì tất yếu sẽ chuyển hóa thành vấn đề an ninh truyền thống. Có nghĩa là chúng tác động trực tiếp đến sự ổn định, vững mạnh của một Nhà nước, một chế độ xã hội, sự phát triển của một quốc gia, sự độc lập, thống nhất và chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Và điều đó chúng ta thấy rằng, những yếu tố của an ninh truyền thống đương nhiên ảnh hưởng đến sức mạnh của quốc phòng, sức mạnh của an ninh. Mà sức mạnh của quốc phòng, an ninh là sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Cho nên nếu chúng ta chủ quan, không quan tâm đến vấn đề ANPTT, những thách thức của ANPTT thì tất yếu chúng chuyển hóa dần từng bước, đến lúc nào đó trở thành thách thức trực tiếp đến vấn đề quốc phòng, an ninh, sức mạnh của quốc gia. Đấy là điều mà chúng ta phải quan tâm. 

An ninh là hạnh phúc

Có thể nói do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ, khả năng lan tỏa những mối đe dọa ANPTT đối với con người rộng lớn hơn, sức uy hiếp mạnh hơn. Thưa PGS.TS Hoàng Đình Phi, là một nhà quản trị chiến lược, ông đánh giá những vấn đề gì mang tính cấp thiết, "báo động đỏ" cần phải sớm nhận thức để các mối đe dọa ANPTT không trở thành khủng hoảng, thảm họa ANPTT ở Việt Nam hiện nay?

TỔNG THUẬT: Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra" - Ảnh 1.

PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội: An ninh phi truyền thống quyết định sự bền vững của mỗi cá nhân con người và chúng ta cần đối phó với nó - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII có nhấn mạnh, chúng ta cần chú trọng an ninh, an toàn là một trong nhưng yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân, chúng ta phải chủ động phòng ngừa là chính, đồng thời ứng phó kịp thời, hiệu quả đối với các đe dọa an ninh phi truyền thống, an ninh xã hội, an ninh con người. Tất nhiên trong tất cả các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng, chúng ta đã đổi mới, nhấn mạnh bảo đảm an ninh con người.

An ninh con người là một khái niệm rất lớn theo quan điểm của Liên Hợp Quốc, của các học giả, nhà khoa học quốc tế và an ninh con người bị chi phối bởi nhiều yếu tố. An ninh là sự tốt đẹp, là sự an toàn, sự phát triển bền vững của mỗi con người, mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. An ninh là hạnh phúc. Như vậy an ninh con người bị chi phối bởi rất nhiều rủi ro phi truyền thống đang đe doạ hằng ngày, nhất là những cá nhân, từ nhà ra đường, trường học, nhà máy, xí nghiệp… Chúng ta thấy trẻ em, người già, người lao động đang đối diện với nhiều rủi ro, thương tật, chết chóc và số lượng công nhân bị thương, bị thiệt mạng, rồi trẻ em không may qua đời do rất nhiều nguyên nhân phi truyền thống như bạo lực gia đình, đuối nước, thiếu giáo dục đào tạo, thiếu kỹ năng. Rồi an ninh giao thông vô cùng phức tạo ở Hà Nội, TPHCM và các thành phố lớn khác. Như ở Bangkok, Jakarta, họ giải quyết vấn đề này nhiều năm nhưng đây là vấn đề rất lớn. Mỗi tháng chúng ta có trung bình 26-30 người chết vì tai nạn giao thông và bằng số đó là bị thương rất nặng. Đấy là mối đe doạ rất lớn.

Tiếp theo là an ninh môi trường, đất, nước, không khí, tiếng ồn đang bị ô nhiễm rất nặng, như ô nhiễm môi trường ở các doanh nghiệp Vedan, Formosa, bãi rác Nam Sơn Hà Nội hay ô nhiễm sông Tô Lịch, bao nhiêu năm qua nước đen và ô nhiễm nặng, chúng ta cũng chưa có giải pháp gì cụ thể. Hàng triệu ao, hồ ở Việt Nam nữa. Cho nên vấn đề an ninh môi trường cũng là vấn đề đe doạ an ninh con người ở Việt Nam. An ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh sức khoẻ do dịch COVID-19 hay còn nhiều dịch bệnh khác nữa gây ưng thư, lao phổi, những bệnh gây nhiễm khuẩn khác cho trẻ em. Tất cả những vấn đề đó sẽ đe doạ tới an ninh con người.

Ngoài ra còn an ninh giáo dục, an ninh mạng, an ninh kinh tế, tài chính… Như vậy an ninh phi truyền thống quyết định sự bền vững của mỗi cá nhân con người và chúng ta cần đối phó với nó, tức là phải xây dựng chiến lược, ứng phó với từng mối đe doạ an ninh phi truyền thống. Đấy là tính cấp thiết cần chúng ta phải trao đổi tại Toạ đàm hôm nay cũng như là nghiên cứu gắn với đào tạo, tư vấn chính sách và nâng cao nhận thức của các cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị, điều hành cả khu vực công và tư trong lĩnh vực này.

Khái niệm ANPTT đến nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận, góc độ, lĩnh vực tiếp cận, hoàn cảnh cụ thể mà mỗi quốc gia và từng nhà nghiên cứu đưa ra quan niệm khác nhau về ANPTT, xin hỏi Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, dưới lăng kính của một nhà Khoa học An ninh, ông nhìn nhận thế nào về ANPTT? Làm sao để nhận diện được vấn đề ANPTT?

TRỰC TIẾP: Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra" - Ảnh 1.

Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội: Vấn đề an ninh phi truyền thống rất rộng trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay mà đại dịch COVID-19 vừa qua là một trong những ví dụ điển hình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trung tướng, GS.TS .Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội: Có thể nói trong xã hội, hai vấn đề là an ninh và phát triển bền vững luôn gắn chặt với nhau. Với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều có quan niệm về an ninh riêng của mình.

Đối với Việt Nam, Luật An ninh quốc gia 2004 đã quy định an ninh quốc gia là sự phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và theo quan điểm hiện nay, chúng ta gọi đây là vấn đề an ninh truyền thống.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, có nhiều rất nhiều vấn đề chúng ta gọi là an ninh phi truyền thống, tác động bằng các mối đe dọa phi quân sự, làm cho một đất nước hoặc một quốc gia, thậm chí một khu vực của thế giới không an toàn, không vững bền. Những vấn đề thuộc về an ninh phi truyền thống như thế thực chất làm mất ổn định của xã hội hoặc quốc gia từ những mối đe dọa phi quân sự, ví dụ như an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh mạng hoặc là an ninh năng lượng, an ninh lương thực, v.v… Chúng ta có thể nhận diện ngoài những vấn đề xác định là an ninh truyền thống là an ninh quân sự, an ninh chính trị thì tất cả những mối đe dọa, những vấn đề làm cho nền kinh tế phát triển không bền vững, môi trường sống xã hội không an toàn, rồi vấn đề lương thực không được đảm bảo, du lịch không được phát triển tốt để phục vụ cho người dân…, theo Luật An ninh quốc gia 2004, chúng ta đều gọi đó là phạm trù an ninh phi truyền thống. Như vậy, có thể nói vấn đề an ninh phi truyền thống rất rộng trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay mà đại dịch COVID-19 vừa qua là một trong những ví dụ điển hình.

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi