Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 9/2019 đạt 21.749 triệu USD, thấp hơn 751 triệu USD so với số ước tính, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện thấp hơn 375 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng thấp hơn 149 triệu USD; xăng dầu thấp hơn 75 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu thấp hơn 58 triệu USD; chất dẻo thấp hơn 49 triệu USD; điện thoại và linh kiện thấp hơn 42 triệu USD.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10/2019 ước tính đạt 22,50 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,25 tỷ USD, tăng 5,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,25 tỷ USD, tăng 1,9%. So với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10/2019 tăng 3,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 8,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,2%.
Tính chung 10 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 210 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 87,9 tỷ USD, tăng 13%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 122,1 tỷ USD, tăng 4,4%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 10 tháng đầu năm 2019
Trong 10 tháng có 32 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 88,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (2 mặt hàng đạt trên 20 tỷ USD, chiếm 34,7%), trong đó: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 43 tỷ USD (chiếm 20,5% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 30 tỷ USD, tăng 11,4%; điện thoại và linh kiện đạt 12,2 tỷ USD, giảm 3,5%; vải đạt 10,9 tỷ USD, tăng 3,5%; sắt thép đạt 8,1 tỷ USD, giảm 3,5%; chất dẻo đạt 7,5 tỷ USD, giảm 0,4%; ô tô đạt 6,1 tỷ USD, tăng 45,8%; kim loại thường đạt 5,4 tỷ USD, giảm 14%; sản phẩm chất dẻo đạt 5,4 tỷ USD, tăng 9,9%.
Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2019
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 10 tháng năm 2019, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 191,3 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 91,1% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 18,7 tỷ USD, tăng 14,7% và chiếm 8,9% (tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018).
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 10 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 39,4 tỷ USD, tăng 0,6%; thị trường ASEAN đạt 26,4 tỷ USD, tăng 1%; Nhật Bản đạt 16 tỷ USD, tăng 2,1%; thị trường EU đạt 12,2 tỷ USD, tăng 7,8%; Mỹ đạt 12 tỷ USD, tăng 12,6%.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 9/2019 xuất siêu 1,6 tỷ USD (1); 9 tháng xuất siêu 7,1 tỷ USD; tháng Mười ước tính nhập siêu 100 triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 7 tỷ USD (2), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,3 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 28,3 tỷ USD.
Tình hình nhập khẩu ô tô 10 tháng đầu năm 2019
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 10/2019 nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đều tăng cả về lượng và trị giá so với tháng 9/2019, tăng lần lượt 50,2% và 28,6% đạt 16,68 nghìn chiếc, trị giá 323,77 triệu USD – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp.
Nâng lượng xe nhập khẩu tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2019 lên 123,48 nghìn chiếc, trị giá 2,71 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần về lượng (tức tăng 131,6%) và gấp 2,3 lần về trị giá (tức tăng 126,5%) so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu ô tô chủ yếu của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2019
Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là những thị trường chính Việt Nam nhập khẩu xe ô ô nguyên chiếc trong 10 tháng đầu năm nay, trong đó nhập từ các thị trường Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản tăng mạnh.
Cụ thể, Thái Lan tiếp tục dẫn đầu thị trường, lượng xe nhập từ thị trường này chiếm 55,84% thị phần, đạt 68,9 nghìn chiếc, trị giá 1,39 tỷ USD, tăng 88,1% về lượng và 90,9% trị giá so với cùng kỳ, riêng tháng 10/2019 cũng đã nhập từ thị trường Thái Lan 6,7 nghìn chiếc, trị giá 134,3 triệu USD, tăng 21,58% về lượng và 13,66% về trị giá so với tháng 9/2019, nhưng giảm 4,28% về lượng và giảm 0,33% trị giá so với tháng 10/2018.
Đứng thứ hai là Indonesia, đạt 39,91 nghìn chiếc, trị giá 545,69 triệu USD, tăng gấp 3,9 lần về lượng (tức tăng 286,96%) và gấp 3,2 lần về trị giá (tức tăng 221,33%) giảm 16,78% so với cùng kỳ. Riêng tháng 10/2019 cũng đã nhập từ Indonesia 8,01 nghìn chiếc, trị giá 100,30 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần về lượng (tức tăng 115,39%) và tăng 95,57% trị giá so với tháng 9/2019; nếu so với tháng 10/2018 tăng 92,07% về lượng và 50,6% về trị giá.
Với vị trí khoảng cách và địa lý không xa với Việt Nam, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc mạnh, gấp 4,3 lần về lượng (tức tăng 326,17%) và tăng gấp 6,3 lần về trị giá (tức tăng 531,81%) trong 10 tháng đầu năm 2019, đạt 4,3 nghìn chiếc, trị giá 175,31 triệu USD.
Bên cạnh đó, nhập từ thị trường Nhật Bản cũng tăng khá, gấp 2,3 lần về lượng (tức tăng 126,22%) và tăng gấp 2,3 lần trị giá (tức tăng 134,02%) đạt 2,6 nghìn chiếc, trị giá 134,2 triệu USD.
Tiếp theo là các thị trường Đức, Mỹ, Hàn Quốc…
Nhập khẩu ô tô từ hầu hết các thị trường đều tăng mạnh so với cùng kỳ
Nhìn chung, 10 tháng đầu năm 2019, lượng xe nhập khẩu từ các thị trường hầu hết đều tăng mạnh, theo đó tăng nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, mặc dù trong tháng 10/2019 lượng xe nhập từ thị trường này giảm 11,16% so với tháng 9/2019 chỉ có 414 chiếc, trị giá là 18,4 triệu USD, tăng 21,5%, nếu so sánh với tháng 10/2018 tăng 58,62% về lượng và gấp 2,1 lần về trị giá (tức tăng 108,96%).
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường Pháp, giảm 10,53% về lượng nhưng tăng 1,26% trị giá, với 34 chiếc, trị giá 4,24 triệu USD.
Đáng chú ý, 10 tháng đầu năm nay lượng xe nhập từ thị trường Ấn độ chỉ có 143 chiếc, nhưng giá bình quân nhập từ thị trường này tăng mạnh gấp 7,6 lần (tức tăng 662,53%) đạt 366931,55 USD/tấn, tăng gấp 2,5 lần về lượng (tức tăng 150,88%) và gấp 19 lần (tức tăng 1813,01%) về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn tin: www.asemconnectvietnam.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn