Thuế quan của Trung Quốc đối với xuất khẩu khí đốt của Mỹ có thể làm dịch chuyển thị trường toàn cầu

Thứ hai - 13/08/2018 23:47
Các nhà phân tích cho biết, các mối đe dọa của Trung Quốc về đánh thuế nhập khẩu mới với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ sẽ tạo ra những dịch chuyển trên thị trường năng lượng, vì khí đốt hóa lỏng tự nhiên của Mỹ nằm trong danh mục hàng hóa bị đánh thuế của Bắc Kinh.  
 

Động thái đưa khí đốt hóa lỏng tự nhiên vào danh sách của Trung Quốc trước đó đã được xem xét giữ lại bao gồm cả nhiên liệu trong danh mục sản phẩm. Đó là khi nước này coi khí đốt tự nhiên là một phần trong nỗ lực làm sạch bầu không khí nhạy cảm về chính trị. Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ khi xung đột thương mại với Mỹ leo thang đáng kể trong những tuần gần đây, và một số người đã đặt câu hỏi liệu động thái của Bắc Kinh có ảnh hưởng đến xuất khẩu khí đốt của Mỹ hay không, bởi Mỹ là nước sản xuất khí tự nhiên hàng đầu thế giới và là nhà xuất khẩu mạnh về khí đốt hóa lỏng tự nhiên (LNG).

Nếu được thực thi, một mức thuế đánh vào LNG “sẽ gây ra cú đánh nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp khí đốt của Mỹ và chương trình nghị sự về thống trị năng lượng của Tổng thống Trump”- Hurgo Brennan, chuyên gia phân tích châu Á cao cấp tại Verisk Maplecroft - cho biết. Ngày 7/8, Brennan đã lưu ý rằng: “Dự báo nhu cầu khí đốt của Trung Quốc đang củng cố một loạt các cảng xuất khẩu LNG được đề xuất dọc Bờ Đông nước Mỹ, phù hợp với chính sách của Trump đưa nước này thành một siêu cường năng lượng. Nhưng một số dự án này sẽ gặp khó khăn trong thu hút tài chính nếu Trung Quốc đi trước và tăng các rào cản thuế quan đối với LNG của Mỹ”.

thue quan cua trung quoc doi voi xuat khau khi dot cua my co the lam dich chuyen thi truong toan cau


Trung Quốc là nước nhập khẩu LNG lớn thứ hai của thế giới trong năm ngoái. Nước này dự kiến sẽ trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới về nhiên liệu siêu lạnh vào năm tới, Cơ quan Năng lượng quốc tế đã nhận định như vậy vào tháng 6 vừa qua. Năm 2017, khoảng 15% xuất khẩu LNG của Mỹ là tới thị trường Trung Quốc. Sự bế tắc hiện tại là sự thay đổi mạnh mẽ từ tình hình đầu năm nay - khi Bắc Kinh đề xuất mua thêm hàng xuất khẩu năng lượng của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại song phương. Bây giờ, điều đó giống như một viễn cảnh xa vời, các cuộc đàm phán cấp cao đã bị phá vỡ để chống lại các mối đe dọa và phản công. Tuy nhiên, có những nhà phân tích phản đối sự bùng nổ xuất khẩu khí đốt của Mỹ là điều không thể dừng lại, dù có hoặc không có Trung Quốc.

Hiện tại, hầu hết xuất khẩu LNG của Mỹ được bảo đảm theo các hợp đồng dài hạn, vì vậy, tác động sẽ bị hạn chế cho đến khi giao dịch hết hạn. Tuy nhiên, thị trường LNG giao ngay- đang tăng trưởng đều đặn- sẽ bị ảnh hưởng. Các cuộc đàm phán hợp đồng dài hạn cũng có thể bị ảnh hưởng.

Trên thực tế, các khách hàng LNG của Mỹ từ Trung Quốc đã cho hãng thông tin năng lượng Platts biết rằng, các công ty sẽ bị ngăn cản khi đặt hàng các nguồn cung cấp trong thời gian tới vì mức thuế sẽ đẩy giá lên cao hơn mức họ có thể mua được.

Ngày 8/8, dữ liệu chính thức từ Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu LNG của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm vào tháng 7. Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh đã tăng trưởng mạnh ở năm 2018: Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 17% LNG của Hoa Kỳ từ tháng 1 đến tháng 7 so với năm 2017 - theo dữ liệu của S&P Global Platts Analytics. Các nhà phân tích đang mong đợi Trung Quốc tìm kiếm các nguồn thay thế với các nhà cung cấp LNG lớn như Australia và Qatar có khả năng hưởng lợi từ sự phát triển trong dài hạn. Việc thúc đẩy với Australia có thể lớn hơn trong vòng 5 đến 10 năm tới khi cơ hội chiếm lĩnh thị phần LNG đang phát triển của Trung Quốc có thể khiến các nhà sản xuất Australia mở rộng công suất và sản lượng. Điều này có thể giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng lâu dài tới Australia từ sự gia tăng các rào cản thương mại toàn cầu.

Nguồn tin: congthuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi