![]() |
Nhà rường ở làng cổ Phước Tích. Ảnh: Báo Văn hóa |
Cụ thể, tỉnh hỗ trợ xây dựng đường giao thông nối từ các trục quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đến điểm du lịch; hỗ trợ xây dựng đường nội bộ tại điểm du lịch; mỗi điểm du lịch được hỗ trợ đầu tư một bãi đỗ xe với diện tích tối thiểu 200 m2, có mái che một phần dành cho khách nghỉ khi dừng và chờ trước khi bước lên và xuống xe.
Các địa phương hỗ trợ xây dựng cơ sở lưu trú trong dân (homestay) tại các điểm du lịch cộng đồng; hỗ trợ xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch như phục dựng văn nghệ dân gian, ẩm thực, nghề truyền thống, các sản phẩm du lịch sinh thái.
Ngành du lịch sẽ có nguồn hỗ trợ để tổ chức các lớp đào tạo và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng; tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, các kỹ năng thuộc lĩnh vực du lịch, ngoại ngữ, quản lý điều hành, vận hành thuyền phục vụ khách, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng...
Thừa Thiên-Huế có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, với bản sắc văn hóa truyền thống của vùng đất cố đô, vùng nông thôn ven thành phố và vùng cao của các đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy gần như khá nguyên vẹn.
Tuy nhiên, sự phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Thừa Thiên-Huế vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu sự đầu tư, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ sở hạ tầng du lịch chưa đáp ứng, nguồn nhân lực du lịch còn thiếu, nhận thức về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của người dân còn chưa cao… Lượng khách khi đến Huế tham gia du lịch cộng đồng còn ít, chí có khoảng 300.000 lượt/năm...
Nguồn tin: baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn