Kim loại quý: Vàng rời khỏi đỉnh một tuần
Giá vàng rời khỏi mức đỉnh một tuần bởi đồng USD mạnh lên khi đồng tiền này là nơi trú ẩn an toàn ưa thích trong bối cảnh không rõ ràng trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA (London Bullion Market Association) giảm 0,5% xuống 1.278,12 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 6 tại Mỹ đóng cửa giảm 0,5% xuống 1.277,10 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 7 đóng cửa ở mức 1280,1 USD/ounce.
Đồng USD tăng 0,3% so với rổ các đồng tiền chủ chốt được hỗ trợ bởi lo lắng về thương mại và chính trị đồng thời niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh.
Cũng gây áp lực lên giá vàng là thị trường chứng khoán Mỹ mạnh hỗ trợ bởi lĩnh vực công nghệ.
Những tín hiệu trái chiều với vàng giao ngay khi 2 lần thất bại vượt mức kháng cự 1.286 USD/ounce. Trong khi đó các nhà đầu cơ vàng COMEX đã cắt giảm mua ròng 41.535 hợp đồng xuống 24.378 hợp đồng trong tuần tính tới 21/5, theo Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ.
Các kim loại khác, giá bạc đã giảm 2% xuống mức 14,30 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp kể từ ngày 3/12 xuống còn 14,25 USD vào đầu phiên giao dịch.
Giá palađi tăng 0,6% lên 1,344,14 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 15/5 đạt 1,349 USD/ounce. Giá bạch kim giảm 1,2% xuống 796,03 USD.
Kim loại mầu: Đồng tăng
Giá đồng tăng trong phiên qua bởi dự đoán kinh tế được kích thích hơn nữa tại quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới, mặc dù tâm lý vẫn mong manh vì tranh chấp thương mại Mỹ - Trung.
Đồng trên sàn giao dịch LME chốt phiên tăng 0,1% lên 5.960 USD/tấn. Giá đồng (dùng trong ngành điện và xây dựng) đã giảm gần 7% trong tháng này.
Kash Kamal, nhà phân tích thuộc BMO Capital Markets cho biết “việc bán tháo trong hầu hết tháng 5 bị chi phối rất nhiều bởi tâm lý yếu, chủ yếu do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc”.
Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang có thể khiến chính quyền Trung Quốc nới lỏng tiền tệ và tài chính hơn nữa để hỗ trợ tăng trưởng.
Thị trường kim loại cơ bản đang đợi chỉ số sản xuất PMI của Trung Quốc, đặc biệt các đơn hàng mới và các thành phần xuất khẩu để đánh giá triển vọng nhu cầu trong những tháng tới.
Thị trường đồng dự kiến thiếu hụt 205.550 tấn trong năm nay và 172.000 tấn trong năm 2020, theo dự báo trung bình trong một khảo sát gần đây của Reuters. Theo Tổ chức Nghiên cứu Đồng Quốc tế toàn cầu đã thiếu hụt 387.000 tấn đồng trong năm ngoái.
Dự trữ đồng trong kho của LME ở mức 185.575 tấn, giảm gần 20% kể từ ngày 7/5. Dự trữ trong kho theo dõi trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải ở mức 172.266 tấn, giảm 35% kể từ ngày 17/3.
Trong khi đó, giá kẽm kỳ hạn 3 tháng chốt phiên tăng 0,1% đạt 2.562 USD/tấn. Giá nhôm kỳ hạn tăng 0,4% đạt 1.807 USD. Giá chì ổn định ở mức 1.825 USD. Giá thiếc giảm 0,5% xuống còn 19.200 USD và niken giảm 1,9% còn 12,115 USD.
Quặng sắt và thép: Quặng sắt Trung Quốc đạt đỉnh mới
Giá quặng sắt Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục mới trong phiên 28/5 do đặt cược vào nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép sẽ thắt chặt hơn từ Brazil, trong khi nhu cầu giao dịch vẫn nhộn nhịp.
Dự trữ quặng sắt tính tới ngày 24/5 tại các cảng của Trung Quốc giảm xuống 127,8 triệu tấn, thấp nhất kể từ đầu năm 2017, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa phiên tăng 0,4% lên 756,5 CNY (109,52 USD)/tấn, sau mức tăng khoảng 2,8% trong đầu phiên giao dịch lên tới 774,5 CNY/tấn. Đây là mức giá cao nhất kể từ khi triển khai giao dịch kỳ hạn đối với mặt hàng nhập khẩu hàng đầu này của Trung Quốc vào năm 2013.
Quặng sắt giao ngay với hàm lượng 62% xuất sang Trung Quốc tăng lên mức đỉnh 5 năm tại 106,5 USD/tấn trong ngày 27/5 từ mức 103,5 USD trong ngày 24/5.
Sản lượng thép thô từ Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu thụ hợp kim hàng đầu thế giới, tăng lên 85 triệu tấn trong tháng 4/2019, tăng 12,7% so với một năm trước.
Việc bổ sung dự trữ quặng sắt gần đây của các khách hàng Trung Quốc dẫn tới sụt giảm đáng kể dự trữ tại các cảng Trung Quốc, đẩy giá nhập khẩu qua đường biển lên hơn 100 USD/tấn.
Đồng CNY yếu so với USD bổ sung đà tăng cho giá quặng sắt trong nước.
China Steel Corp (CSC) sẽ giảm giá thép trong nước trong Q3 để phản ánh sự không chắc chắn ngày càng tăng dẫn đến cách tiếp cận chờ đợi trong thị trường thép toàn cầu.
Nhà sản xuất thép có trụ sở tại Cao Hùng này cho biết sẽ hạ giá các loại tấm và cuộn cán nóng chuẩn xuống 1.000 Đài tệ/ tấn và tấm và cuộn cán nguội - được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô xuống 941 Đài tệ/tấn.
CSC cũng sẽ giảm giá các tấm mạ kẽm xuống 600 Đài tệ/tấn, các tấm điện xuống còn 750 Đài tệ/tấn và các tấm mạ kẽm nhúng nóng xuống Đài tệ/tấn.
Để hỗ trợ khả năng cạnh tranh xuất khẩu của khách hàng hạ nguồn trong nước, công ty đã quyết định giảm giá thanh thép và dây xuống 1.066 Đài tệ/tấn, và thép tấm giảm 529 Đài tệ/tấn.
Do xung đột thương mại chưa được giải quyết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sự bất ổn chính trị và kinh tế quốc tế đã tăng lên, ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay. Sự không chắc chắn của kinh tế toàn cầu đã gây ra sự xáo trộn ngắn hạn trên thị trường thép quốc tế và người dùng cuối đã giảm mức tồn kho để đáp ứng.
Do chi phí nguyên liệu thô như than luyện cốc và quặng sắt vẫn cao, các nhà máy thép quốc tế lớn đã điều chỉnh chiến lược của họ để tránh thua lỗ, với Tập đoàn thép Baowu của Trung Quốc và Tập đoàn Shougang giữ nguyên giá sản phẩm của họ không thay đổi cho các lô hàng của tháng tới, CSC cho biết.
Công ty cho biết, giá thép quốc tế không có chỗ để giảm trong ngắn hạn, vì chi phí nguyên liệu cao đã hỗ trợ giá thép ngay cả với thị trường trì trệ.
Trong tương lai, nếu các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung chuyển biến tích cực và bầu không khí chờ đợi của thị trường tiêu tan, nhu cầu phục hồi sẽ ... tăng giá thép quốc tế một lần nữa, CSC cho biết.
Động thái mới nhất của công ty nổi bật về động lực thị trường đã thay đổi nhanh chóng trong 3 tháng qua.
Đầu tháng 3, CSC đã tăng giá báo giá thép cho hầu hết các sản phẩm trong quý này từ 300 Đài tệ lên tới 490 Đài tệ/tấn, và đưa ra triển vọng tích cực trong năm nhờ vào động lực cung cầu lành mạnh ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, cũng như căng thẳng thương mại dường như thoải mái giữa Mỹ và Trung Quốc.
Xu hướng giá thép quốc tế không thuận lợi và nhu cầu hạ nguồn yếu hơn có thể làm giảm biên lợi nhuận gộp của công ty do chi phí nguyên liệu cao hơn.