Hầu hết ý kiến các đại biểu đều lo ngại về việc chậm tiến độ và đề nghị cố gắng thực hiện theo đúng tiến độ của Quốc hội đã đề ra. Đại biểu Nguyễn Thanh Hải - Tiền Giang cho biết, chủ trương đầu tư dự án được Quốc hội thông qua từ năm 2015. Tuy nhiên, đến nay đã qua 4 năm nhưng chúng ta chưa duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi là quá chậm. Nguyên nhân chậm thì rất nhiều và có lẽ nó nằm ở quy trình, thủ tục, dự án càng lớn thì càng nhiều cơ chế, trong đó có những quy định chưa thật thực sự rõ ràng.Đảm bảo tiến độ 2025 đưa vào khai thác
Việc chậm trễ có thể dẫn đến mất cơ hội, có nguy cơ đội vốn, hao phí nguồn nhân lực, bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh của khu vực và quốc tế. “Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội và Chính phủ có biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong cơ chế lựa chọn đấu thầu dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành nhanh chóng được triển khai, đáp ứng được tiến độ của Quốc hội đề ra là năm 2025 sẽ đưa vào khai thác” – ông Hải nói.
![]() |
Đại biểu Bùi Xuân Thống – đoàn Đồng Nai: Tôi kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành của Trung ương quan tâm, phối hợp, ủng hộ, hướng dẫn, giúp đỡ UBND tỉnh Đồng Nai sớm hoàn thành các thủ tục, hồ sơ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, xây dựng các khu tái định cư, giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. |
Đại biểu Hoàng Thị Hoa, tỉnh Bắc Giang - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng đồng tình, “đây là dự án quan trọng quốc gia và được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Dự án có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, do vậy tôi đề nghị Chính phủ cần tập trung quyết liệt chỉ đạo, nhất là giải phóng mặt bằng dự án để đảm bảo tiến độ đến năm 2025 đưa dự án vào khai thác theo Nghị quyết của Quốc hội”.
Đại biểu tỉnh Bắc Giang cũng đồng tình với việc không vay vốn ODA thực hiện dự án vì sẽ tác động đến nợ công, trong khi đây lại là công trình liên quan tới quốc gia nên cần thận trọng, chặt chẽ.
Chọn DN nhà nước hay giao tư nhân thực hiện
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành, tỉnh Lạng Sơn viện dẫn ra ví dụ rất cụ thể về con số vốn đầu tư là 16 tỷ USD, trong giai đoạn 1 này xác định là 4,779 tỷ USD. Hiện chưa có con số khái toán tổng đầu tư cho cả 3 giai đoạn là bao nhiêu. Với số vốn dự kiến gần 5 tỷ USD có thể huy động được các nguồn vốn khác, nhưng với 11 tỷ USD tiếp theo khả năng sẽ như thế nào? Đề nghị làm rõ hơn.
Ông Thành nêu so sánh tổng mức đầu tư 2 công trình sân bay hiện đại nhất thế giới mới vận hành năm 2019 là sân bay Đại Hưng - Bắc Kinh, diện tích 4.700 hecta tương đương với Long Thành, thiết kế 7 đường băng công suất 100 triệu hành khách và 4 triệu tấn hàng hóa, vốn đầu tư chỉ có 11,5 tỷ. Sân bay Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế 4 đường băng, công suất 90 triệu lượt hành khách, vốn đầu tư chỉ có 12 tỷ USD, so với Long Thành chỉ có 2 đường băng, 100 triệu lượt hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa và vốn đầu tư là 16 tỷ USD, tôi cho rằng cũng rất cần được xem xét, so sánh.
![]() |
Về xem xét, chỉ định cho doanh nghiệp thực hiện dự án gồm hai doanh nghiệp là ACV và Công ty Quản lý bay VN. Theo đại biểu Hoa, lý do, đây là DN nhà nước giữ cổ phần chi phối hơn 95%, nên nếu tổ chức đấu thầu trong nước thì ACV là đơn vị duy nhất đáp ứng và có khả năng triển khai dự án đảm bảo tính khả thi.
Ngược lại, đại biểu Hoàng Văn Cường đoàn Hà Nội lại cho rằng ba lý do để giao ACV gồm: đơn vị có kinh nghiệm, có nguồn vốn, việc thực hiện không qua đấu thầu có thể tiết kiệm được thời gian triển khai sớm dự án là chưa thuyết phục. “Việc chỉ định thầu cho ACV có thể rút ngắn được 1,5 năm nhưng trong toàn bộ quá trình đầu tư dự án chưa chắc đã rút ngắn được thời gian, vì đây là DN mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối nên tất cả các hạng mục triển khai đều phải đấu thầu, có thể làm chậm trễ dự án, trong khi tư nhân thì không phải đấu thầu”.
Ông Cường cũng cho rằng chưa thể khẳng định chỉ ACV chỉ có kinh nghiệm mà các đơn vị khác không có kinh nghiệm, và dù ACV có kinh nghiệm nhất, nhưng thực tế với với cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (do Sun Group đầu tư) đã chứng minh tư nhân có thể làm tốt.
Chưa kể, theo ông Cường, việc giao cho ACV cũng chưa chắc đảm bảo vốn tốt nhất, bởi 3/4 nguồn vốn dự án phải đi vay, thủ tục phức tạp và khi xảy ra rủi ro Nhà nước có thể gánh. Trong khi đó nhiều tập đoàn tư nhân luôn săn sàng tham gia đầu tư, linh hoạt huy động vốn, điển hình như đường cao tốc Bắc - Nam.
Nguồn tin: congthuong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn