![]() |
Ảnh minh họa |
“Trong thời gian Facebook tạm ngừng phát triển Libra, chúng tôi muốn tổ chức điều trần công khai về rủi ro và lợi ích của các hoạt động liên quan đến đồng tiền số và tìm ra giải pháp”, một phần trong bức thư nhấn mạnh.
Bức thư đã được gửi đến tay lãnh đạo Facebook là Mark Zuckerberg, Sheryl Sandberg và nhân vật phụ trách Libra của mạng xã hội này là David Marcus.
Chủ tịch Ủy ban Tài chính Hạ viện Maxine Waters từng đánh giá: “Thị trường đồng tiền số hiện nay thiếu khung quy định rõ ràng để bảo vệ các nhà đầu tư, người tiêu dùng và nền kinh tế. Các nhà lập pháp coi đây là hồi chuông cảnh tỉnh để nghiêm túc hơn về an ninh quốc gia, rủi ro an ninh mạng và nguy cơ đối với thương mại bắt nguồn từ đồng tiền số”.
Theo bà Waters, Ủy ban Tài chính Hạ viện Mỹ sẽ tổ chức điều trần trong ngày 17/7 về chủ đề “Xem xét đồng tiền số của Facebook và tác động đến với người tiêu dùng, nhà đầu tư cũng như hệ thống tài chính Mỹ”.
Kế hoạch tham vọng
Ngày 18/6 vừa qua, Facebook đã tung ra một “quả bom” chấn động toàn cầu khi tuyên bố kế hoạch của mình cho một loại tiền kỹ thuật số mới mang tên Libra (Thiên Bình) cho phép một cộng đồng hơn 1,7 tỷ người có thể sử dụng vào đầu năm 2020.
Một loại tiền tệ toàn cầu có thể gửi được dễ dàng như tin nhắn, có khả năng loại bỏ các loại phí, việc chậm trễ trong giao dịch và nhiều rào cản khác đối với dòng tiền. Nó sẽ cung cấp cho công dân ở các nước kém phát triển hơn quyền truy cập tài chính và là một cách bảo vệ những đồng tiền lao động khó khăn kiếm được của họ trước nguy cơ lạm phát. Nó có thể kích hoạt một làn sóng đổi mới khổng lồ trong tài chính giống như cách internet đã làm với các dịch vụ trực tuyến. Đó là một mô tả tóm gọn về đồng tiền này.
Libra sẽ có sẵn cho người dùng Messenger và WhatsApp trên toàn thế giới và bất kỳ ai tải xuống ứng dụng (hiện chưa ra mắt). Facebook cho biết họ có mục tiêu cao cả là mang lại dịch vụ tài chính cho hàng tỷ người trên khắp thế giới vẫn chưa có tài khoản ngân hàng.
Cụ thể, Nhóm Libra phụ trách đồng Libra sẽ được điều hành bởi một công ty con mới có tên Calibra, trụ sở tại Thụy Sĩ. Facebook hỗ trợ cho dự án này bằng cách liên kết với 27 tổ chức, như Uber, Visa, Spotify, Vodafone, Mastercard và Women’s World Banking. Mỗi đối tác sẽ đồng ý đầu tư ít nhất 10 triệu USD vào dự án.
Động thái này của Facebook, một công ty có sức ảnh hưởng toàn cầu, đã khiến chính phủ và ngân hàng của nhiều nước có phản ứng ngay tức thì. Bộ trưởng Tài chính Pháp, quốc gia đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên của G7, yêu cầu ngân hàng trung ương các nước và IMF ngồi bàn lại để đánh giá về dự án Libra.
Điều này không chỉ bởi Libra liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực tài chính - mạch máu của các nền kinh tế - mà còn bởi các nhà quản lý quan ngại vì Facebook đã từng có nhiều chỉ trích về xâm phạm quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
Thêm vào đó, Financial Times cho biết các đại diện ngân hàng trung ương đang thảo luận xem Libra sẽ được xếp vào tiền tệ, vouchers hay chứng khoán? Công ty của Libra sẽ là một ngân hàng, một quỹ, một công ty chứng khoán hay một loại hình nào mới? Tất cả những điều này sẽ liên quan đến việc liệu họ có phải chịu sự điều tiết của các quy định như Chỉ thị về các công cụ tài chính II (MiFID II) của Liên minh châu Âu hoặc sự giám sát của Ủy ban chứng khoán Mỹ. Thậm chí, nó cũng đặt ra câu hỏi về những đạo luật mới cho các tài sản điện tử./.
Nguồn tin: baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn