Trong 5 ngày nay, chất lượng không khí ở Bangkok đã trở nên tồi tệ hơn. Cuối tuần trước, mật độ bụi siêu nhỏ đo được cao gấp nhiều lần mức an toàn.
Trong khi đó, mức độ ô nhiễm ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ trong 2 ngày 23-14/12 đã xuống tới mức tồi tệ nhất trong năm 2018, với các mức độ "rất xấu" và "báo động", có thể gây ra cuộc khủng hoảng y tế công cộng.
Giới chức Chính phủ Ấn Độ cho biết, nguyên nhân chính gây tăng lượng khói mù độc hại tại New Delhi là không khí lạnh bất thường, sương mù và không có gió. Điều này có nghĩa là khói xe, ô nhiễm từ các nhà máy điện và các ngành công nghiệp sử dụng than cũng như khói từ việc con người đốt lửa sưởi ấm bao trùm thành phố.
Dữ liệu từ Cơ quan kiểm soát ô nhiễm trung ương (CPCB) cho thấy chỉ số chất lượng không khí đo nồng độ các hạt vật chất độc hại, ở mức trung bình 449 trong ngày 24/12, chỉ thấp hơn một chút so với mức 450 của ngày 23/12.
Chỉ số này đo mật độ các hạt bụi nhỏ PM 2,5 (đường kính nhỏ hơn 2,5 micron), vốn là những hạt bụi có thể thâm nhập sâu vào phổi. Mọi chỉ số cao hơn 100 đều được coi là có hại cho sức khỏe. Ở một số khu vực của thủ đô Delhi, mức ô nhiễm lên tới 654 ngày tính đến ngày 24/12, tầm nhìn ở một số khu vực trong thành phố chỉ còn 200 m.
CPCB kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp như đóng cửa các nhà máy, các công trường xây dựng tại các khu vực bị ô nhiễm nặng, đồng thời kêu gọi người dân tránh sử dụng xe chạy bằng dầu diesel đến ngày 26/12.
Dẫn lời ông Prashant Gargawa, Thư ký CPCB, India Times cho biết, hiện CPCB và các nhà nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) đang nghiên cứu khả năng làm mưa nhân tạo để làm sạch không khí trên cơ sở dữ liệu từ Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) và sự hỗ trợ của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ để tạo ra các đám mây nhân tạo.
Đồng thời, Thư ký CPCB cho biết sẽ sử dụng máy bay để phát tán trong các đám mây những chất đặc biệt gây mưa, đồng thời tiết lộ kế hoạch này sẽ bắt đầu sau ngày 10/11.
Những báo cáo khoa học gần đây cho thấy tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới ở mức đáng báo động, với khoảng 95% dân số thế giới, tức là 9 trên 10 người dân trên Trái Đất đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm. Ô nhiễm không khí được xem là "kẻ giết người âm thầm" khi đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, cướp đi hơn 8 triệu sinh mạng mỗi năm và khiến hàng tỷ người bị ảnh hưởng sức khỏe. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khẳng định ô nhiễm không khí sẽ âm thầm gây ra khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng ô, nhiễm không khí chính là “khói thuốc lá mới” đe dọa sức khỏe con người, song ở cấp độ nguy hiểm hơn hẳn. Điều đáng nói là ô nhiễm không khí chẳng hề buông tha một quốc gia nào.
Những khu vực "điểm nóng" về ô nhiễm không khí, như Ấn Độ với 14 thành phố nằm trong danh sách 20 thành phố ô nhiễm không khí nhất hành tinh, có 2,7 triệu ca tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí, tức là 25% số ca tử vong vì ô nhiễm không khí trên toàn thế giới xảy ra tại Ấn Độ.
Mức độ ô nhiễm không khí đang giảm dần ở các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), nơi đã và đang thực hiện các chính sách cải thiện chất lượng không khí, song đây vẫn là nguyên nhân dẫn đến gần 1 triệu ca tử vong mỗi năm.
Nguồn tin: baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn