Nhiều tỉnh miền núi có thể biết trước nguy cơ trượt lở đất đá

Thứ hai - 25/09/2017 04:26
Nhờ bộ bản đồ do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) xây dựng, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã có thể biết trước nguy cơ trượt lở đất đá tại địa phương mình.

Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”, là đề án đầu tiên xây dựng được một hệ thống bản đồ trực tuyến từ các phần mềm mã nguồn mở, nhằm phổ biến, chia sẻ các kết quả của Đề án một cách nhanh nhất đến các đối tượng người sử dụng. Đồng thời thu thập và bổ sung các thông tin hiện trạng trượt lở đất đá từ chính quyền và người dân địa phương.

Đây là Đề án được Bộ TN&MT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2012, trên cơ sở đó, Bộ TN&MT giao cho Viện Khoa học địa chất và khoáng sản chủ trì thực hiện.

 

Đến nay, Viện đã hoàn thành việc lập Bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tại 15 tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh và Hòa Bình, Lạng Sơn. 
 
Đề án cũng đã hoàn thành việc lập Bản đồ phân vùng cảnh báo tại 7 tỉnh gồm: Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La. Trong đó đã bàn giao cho 4 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái.

Nhờ đó, lần đầu tiên nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã có thể biết trước nguy cơ trượt lở đất đá tại địa phương mình nhờ bộ bản đồ này. Tuy vậy, đây là hệ thống bản đồ mới nên có thể khó khăn cho người sử dụng ban đầu. Do đó, các cán bộ kỹ thuật của Đề án sẽ trực tiếp hướng dẫn cho các chuyên viên thuộc các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, sau đó các chuyên viên này tiếp tục truyền tải các thông tin, hướng dẫn cho các cán bộ, chuyên viên của các đơn vị trực thuộc cũng như tới các cộng đồng dân cư địa phương.

Nhằm vận hành, duy trì, quản lý và sử dụng hiệu quả bộ bản đồ này, các địa phương cấp tỉnh cần thông qua Bộ TN&MT và Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai để cùng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản thống nhất cơ chế quản lý sử dụng sản phẩm của Đề án, bao gồm cả máy móc, nhân lực và tài chính. Địa phương mỗi cấp (tỉnh, huyện, xã) cần thành lập một bộ phận chuyên trách để theo dõi tình hình trượt lở đất đá ở địa phương; vận hành, duy trì, quản lý và sử dụng hiệu quả bộ bản đồ hiện trạng và cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá.

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi