Nghệ An dự trữ 57,5 tỷ đồng phục vụ Tết

Thứ ba - 06/12/2016 21:52
Cụ thể, để đảm bảo hàng hóa các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, Sở Công Thương Nghệ An dự kiến dự trữ 03 mặt hàng là gạo tẻ, gạo nếp và dầu ăn với tổng số tiền là 57,5 tỷ đồng.

 Số liệu này được Sở Công Thương Nghệ An đưa ra tai buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa về công tác đảm bảo hàng hóa cuối năm 2016 và Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 trên địa bàn tỉnh Nghệ An vào ngày 6/12/2016.

 
 
Đánh giá tình hình thị trường cung - cầu, giá cả một số mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cuối năm 2016, Sở Công Thương Nghệ An cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 11/2016 theo giá thực tế ước đạt 3.600,7 tỷ đồng, tăng 10,73% so với tháng 11/2015. 11 tháng đầu năm 2016 ước đạt 39.222,1 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thành phần kinh tế tư nhân 16.072,7 tỷ đồng, tăng 12,33%; thành phần kinh tế cá thể 20.439,3 tỷ đồng, tăng 9,91%, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 368,2 tỷ đồng.
 
 

 
 
Giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 năm 2016 tăng 0,26% so với tháng trước, tăng 3,0% so với tháng 12/2015 và tăng 3,21% so với cùng kỳ năm trước. Có 8/11 nhóm hàng hóa dịch vụ so với tháng trước có chỉ số giá tăng nhưng mức tăng thấp, trong đó tăng nhiều nhất là nhóm giao thông tăng 1,46% do trong kỳ 2 lần tăng giá xăng, dầu (ngày 5/10 và 20/10); tăng mạnh thứ hai là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,15% do giá vật liệu xây dựng và giá gas tăng; 2/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm với mức giảm 0,78% và 0,09%; một nhóm đứng giá.
 
 
 
Diễn biến phức tạp của mặt hàng nhiên liệu, xăng dầu, gas, tình hình mưa bão, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa đặc biệt là đối với nhóm hàng thực phẩm và rau củ. Dự kiến Quý IV/2016, giá cả các mặt hàng sẽ có xu hướng tăng dần do nhu cầu, sức mua ở một số mặt hàng tăng cao trong dịp trước Tết Nguyên đán, chỉ số giá tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 (cuối tháng 1 và đầu tháng 2 dương lịch năm 2017) sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm, dự báo chỉ số CPI cả năm 2017 tăng khoảng 3%-4% so với năm 2016.
 
 
 
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn tỉnh trong tháng Tết Đinh Dậu  năm 2017 ước khoảng 3.700 tỷ đồng/tháng, tăng khoảng 6% so với các tháng trong năm, một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống, chế biến, rau củ có thể tăng trên 10-12%. 
 
 

        
 
Theo tính toán, nhu cầu tiêu dùng, khả năng cung ứng các nhóm hàng thiết yếu và giá cả thị trường trước, trong và sau Tết như sau:
 
 
Lương thực: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 26.000 tấn/tháng. Nguồn cung cấp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại thành phố Vinh từ các đại lý, mạng lưới cửa hàng của các đơn vị đầu mối như: Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh, Công ty Lương thực thành Lang, Công ty Lương thực Hùng Tiến... và các hộ kinh doanh tại các chợ. Tại khu vực nông thôn chủ yếu người dân tiêu dùng lúa gạo tự sản xuất được, chiếm khoảng 40% mức tiêu thụ chung của tỉnh.
 
 
Tình hình giá lúa gạo ổn định do nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, thời gian trước và sau Tết Nguyên đán giá gạo tăng nhẹ, tập trung vào các mặt hàng gạo đặc sản và gạo nếp ngon. Mức tăng không đáng kể do nguồn cung gạo sản xuất tại địa phương và nguồn gạo Miền Nam luôn dồi dào.
 
 
Thịt gia súc, gia cầm: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 6.000 tấn thịt hơi/tháng, dự kiến tháng Tết nhu cầu có thể lên 9.000 tấn. Hiện tại, nguồn thịt gia súc, gia cầm sản xuất trên địa bàn tỉnh đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu. Tuy nhiên, do dịch bệnh và lưu thông hàng hóa ra ngoài địa bàn, nên có những thời điểm thị trường vẫn thiếu hàng cục bộ, phải khai thác thêm ở các tỉnh lân cận. Tổng sản lượng thịt gà, vịt, lợn, bò từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh cung ứng 10.000 tấn thịt thương phẩm/năm, đáp ứng khoảng 72% lượng thịt tiêu thụ trên thị trường, 28% lượng thịt còn lại được khai thác, cung ứng từ các tỉnh lân cận.
       
 
 Sau Tết Nguyên đán, giá cả các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm sẽ giảm dần và quay về mức ổn định như những ngày thường. Cụ thể, 
 
 
Thủy hải sản: Nhu cầu khoảng 2.000 tấn/tháng, dự kiến nhu cầu tháng Tết lên 3.000 tấn. Mặt hàng này Nghệ An tự cung cấp cho thị trường trên địa bàn tỉnh và các thị trường các tỉnh thành khác Dự báo mặt hàng cung – cầu sẽ tăng từ 10 – 15% do trong dịp cuối năm nhu cầu chế biến gia tăng, mặt khác sản lượng thu hoạch đối với mặt hàng này phụ thuộc nhiều vào các điều kiện thời tiết.
 
 
Thực phẩm chế biến: Nhu cầu tiêu thụ khoảng 1.500 tấn/ tháng, dự kiến nhu cầu tháng Tết có thể tăng 20 - 25% so với các tháng trong năm. Mặt hàng này, chủ yếu được khai thác từ các tỉnh, thành khác.
 
 
Rau, củ: Nhu cầu khoảng 30.000 tấn rau, củ, quả các loại/ tháng. Nguồn cung cấp chủ yếu trong tỉnh. Dự báo dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán các mặt hàng rau, củ quả có xu hướng tăng do nhu cầu tăng cao.
 
 
Ngoài các nhóm hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, trong dịp Tết Nguyên Đán nhu cầu tiêu dùng còn tập trung vào các mặt hàng truyền thống như bánh mứt kẹo, nước giải khát...
 
 
Bánh mứt kẹo các loại khoảng 400 tấn tiêu thụ trong dịp Tết. Nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu từ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Một số loại bánh mứt kẹo, rượu bia cao cấp được các doanh nghiệp nhập khẩu, chiếm khoảng 10-15% tổng số lượng hàng tiêu thụ trong dịp Tết. Các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tại các tuyến phố là nơi bày bán các mặt hàng này.
 
 
Xăng, dầu trong tháng Tết tăng khoảng 20% so với thực hiện Tết Nguyên đán năm 2016, dự kiến khoảng 20 triệu lít. Đơn vị cung cấp chủ yếu là Công ty Xăng dầu Nghệ An, công ty xăng dầu quân đội và một số công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối trên địa bàn tỉnh.
 
 
Để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán, Sở Công Thương Nghệ An cho biết, căn cứ tình hình thị trường và thực tế sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, để kịp thời bình ổn thị trường vào thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành  kế hoạch số 8240/UBND-KT ngày 31/10/2016 về dự trữ hàng hóa các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, như sau:         
 
 
Dự kiến dự trữ 03 mặt hàng với tổng số tiền là 57,5 tỷ đồng, cụ thể:
 

TT

Mặt hàng dự trữ

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (Tr.đồng)

Tổng tiền (triệu đồng)

1

Gạo tẻ

Tấn

2500

10

25.000

2

Gạo nếp

Tấn

100

25

2.500

3

Dầu ăn

Nghìn lít

1000

30

30.000

 

Cộng

 

 

 

57.500


 
 
Sở Công Thương đề xuất các doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An tham gia chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.
 
 
Tiêu chuẩn các doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa: Mỗi doanh nghiệp có ít nhất 03 điểm bán lẻ cố định trên địa bàn tỉnh trong thời gian dự trữ hàng hóa (đối với Siêu thị tham gia bình ổn phải bố trí riêng khu vực trưng bày các mặt hàng thiết yếu bình ổn thị trường). Đồng thời, giá bán không quá 10% so với giá mua vào và thấp hơn giá thị trường tối thiểu 5%.
 
 
Hình thức hỗ trợ:  UBND tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp lãi suất vay ngân hàng để mua hàng dự trữ trong 03 tháng từ ngày 15/12/2016 đến ngày 15/3/2017./.
Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng phục vụ Tết trên địa bàn, tỉnh sẽ cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường, có biện pháp kiểm soát hoạt động phân phối, thu mua hàng hóa nhất là các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu của thương nhân nước ngoài gây xáo trộn thị trường trong nước; tăng cường kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật về giá, chất lượng sản phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường; kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.Sở Công Thương tập trung chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
 
 
Tuy nhiên, Sở Công Thương Nghệ An cho biết, tỉnh vẫn còn gặp một số khó khăn như trên địa bàn tỉnh Nghệ An, doanh nghiệp chủ yếu là kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn còn ít, sản xuất mang tính nhỏ lẻ;  Việc kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng của các doanh nghiệp chưa được chú trọng; Kinh phí hỗ trợ cho công tác dự trữ hàng hóa các mặt hàng thiết yếu nhằm bình ổn giá thị trường khi có biến động còn hạn hẹp...
 
 
Để góp phần bình ổn giá cả, thị trường, chuẩn bị phục vụ tốt nhân dân đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, các huyện, thành phố, các ngành, các cấp và các doanh nghiệp thương mại cần tập trung triển khai thực hiện một số nội dung sau:
 
 
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên địa bàn phối kết hợp chặt chẽ theo dõi sát nhu cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn chuẩn bị tốt nguồn hàng và phương án ứng phó kịp thời nhằm ổn định thị trường phục vụ Tết Nguyên Đán cho mọi đối t­ượng tiêu dùng tại địa phương; không để thiếu hàng, tăng giá đột biến và tồn đọng nhiều hàng sau Tết; Các huyện có các xã miền núi, vùng cao, vùng xa cần chủ động để phân phối, điều tiết hàng hóa phục vụ Tết cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bà con không để thiếu hàng gây tình trạng tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán nhất là những mặt hàng thiết yếu hàng ngày cho đồng bào dân tộc; Chỉ đạo các Phòng kinh tế hạ tầng (phòng kinh tế) làm việc với các Ban quản lý chợ, Ban quản lý các công trình công cộng tổ chức thực hiện các công việc sau: sắp xếp bố trí hàng hóa trong chợ phục vụ Tết, thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; tổ chức tuyên truyền “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam” bằng các hình thức như treo băng rôn tuyên truyền ở các điểm trung tâm, đông người mua sắm, truyền thông ở địa phương hoặc các điểm tập trung người mua sắm; tuyên truyền, hướng dẫn các hộ kinh doanh ưu tiên bán hàng Việt Nam, sắp xếp hàng hoá ngăn nắp, gọn gàng, thực hiện việc bán hàng văn minh lịch sự, đảm bảo các quy định về chất lượng hàng hoá và an toàn vệ sinh thực phẩm, ghi nhãn hàng hoá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá (nhất là kiểm dịch chặt chẽ các lò giết mổ trong dịp Tết), đôn đốc các hộ kinh doanh chấp hành nghiêm công tác phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trong các chợ và khu vực xung quanh.
 
 
Các doanh nghiệp kinh doanh chủ động nắm chắc thị trư­ờng, tổ chức dự trữ hàng hoá (ưu tiên hàng Việt Nam, nhất là hàng Việt nam chất lượng cao - chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng dự trữ phục vụ Tết) mang đậm hương vị Tết, chủ động khai thác hàng hoá nông sản, thực phẩm, các mặt hàng đặc sản truyền thống trong tỉnh và của các tỉnh bạn, đảm bảo dự trữ hàng hoá có chất lượng, đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán. Mở rộng mạng lưới phục vụ, tăng giờ bán hàng, tổ chức tốt bán buôn phát luồng, nâng cao chất l­ượng phục vụ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường, trang trí phục vụ văn minh nhằm gây ấn t­ượng tốt cho khách hàng.
 
 
Sở Công Thương cần theo dõi, dự báo sớm nguồn cung, nhu cầu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cấp có thẩm quyền biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt nguồn hoặc tồn ứ hàng hóa sau Tết; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Công ty lương thực trên địa bàn cân đối nguồn hàng lương thực và dự trữ đủ lượng hàng đáp ứng cho nhu cầu nhân dân trên địa bàn với giá bình ổn; Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phương án hỗ trợ cho công tác dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ Tết, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết; Tiếp tục triển khai các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020; Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và các hoạt động phân phối hàng hóa, song vẫn tạo môi trường thông thoáng cho lưu thông; phối hợp với các ngành ngăn ngừa và xử lý kịp thời việc vận chuyển và buôn bán gia súc, gia cầm bị bệnh; kiểm tra chặt chẽ việc giết mổ, chế biến và lư­u thông gia súc, gia cầm theo các qui định hiện hành về vệ sinh an toàn thực phẩm; Tăng cường kiểm tra thường xuyên việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về bán sai giá niêm yết; Phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận th­ương mại, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; tuyên truyền đến các doanh nghiệp, các thành phần kinh doanh không tham gia buôn lậu, gian lận thư­ơng mại, sản xuất và lư­u thông hàng giả, hàng nhái nhất là buôn bán và tàng trữ các loại pháo nổ; theo dõi diễn biến giá cả, thị trường, để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Sở, UBND tỉnh có quyết sách kịp thời thực hiện việc bình ổn ...
 
 

Nguồn tin: www.moit.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi