Theo đó, các thẩm phán đã bác bỏ các lập luận của Mexico cho rằng việc dán nhãn sản phẩm của Mỹ đã vi phạm các quy tắc của WTO. Phán quyết này đã khép lại hơn 10 năm tranh chấp, kể từ lần đầu tiên Mexico khiếu nại tới WTO vào tháng 10/2008 rằng, các quy tắc dán nhãn của Mỹ đã khiến ngành công nghiệp đánh bắt cá của nước này bị đối xử không công bằng.
Mexico cho biết, họ đã giảm số lượng cá heo bị chết xuống mức tối thiểu nhưng đang bị phân biệt đối xử bởi các yêu cầu của Mỹ về thủ tục giấy tờ và đôi khi bởi chính các nhà quan sát của chính phủ nước này. Cá ngừ được đánh bắt từ các khu vực khác đã không phải đối mặt với các kiểm tra nghiêm ngặt tương tự như vậy.
Trong một chương trình phát thanh địa phương, Lucas Maria de la Mora, Thứ trưởng Ngoại thương Mexico cho biết: "Mexico hiện đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp cá ngừ của mình ở các thị trường khác trong khi cố gắng thiết lập lại một cuộc đối thoại với Mỹ". Ngành công nghiệp cá ngừ sẽ phải quyết định xem có thuận tiện để sửa đổi phương thức đánh bắt hay không, nhưng có lẽ đó đã là một phương pháp đánh bắt bền vững đối với Mexico.
![]() |
Cuộc tranh chấp của Mexico tập trung vào việc Mỹ từ chối cấp nhãn an toàn cho cá heo đối với các sản phẩm cá ngừ đánh bắt bằng cách đuổi và quây quanh cá heo bằng lưới vây lưới để bắt cá ngừ bơi bên dưới chúng. Hạm đội tàu đánh bắt cá ngừ của Mexico ở vùng nhiệt đới phía đông Thái Bình Dương đã sử dụng các phương pháp này gần như độc quyền. Dán nhãn “cá ngừ được đánh bắt an toàn cho cá heo” chỉ có thể được sử dụng để mô tả cá ngừ được đánh bắt trong lưới nơi không có cá heo bị chết hoặc bị thương nghiêm trọng. Nhưng WTO đã phát hiện ra rằng, việc vây lưới cá heo có khả năng giết chết hoặc làm bị thương chúng, ngay cả khi không có bằng chứng nào có thể quan sát được về những cái chết và thương tích như vậy.
Tại vòng pháp lý đầu tiên của cuộc chiến, Mỹ đã thua và đã thay đổi các quy tắc dán nhãn của nước này vào năm 2013. WTO cho biết, việc thay đổi quy tắc là không đủ và Mỹ đã thực hiện đợt thay đổi quy tắc thứ hai sau đó vào năm 2016. Vào tháng 4/2017, Mexico đã giành được quyền áp dụng lệnh trừng phạt thương mại hàng năm trị giá 163 triệu USD nếu WTO phán quyết rằng luật dán nhãn của Mỹ vẫn không phù hợp với các quy định của WTO.
Mexico cho biết, họ có kế hoạch áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với việc nhập khẩu xirô ngô hàm lượng fructose cao của Mỹ. 6 tháng sau đó, vào tháng 10/2018, WTO cho biết các quy tắc ghi nhãn cá ngừ của Mỹ hiện đã tuân thủ WTO, phá hỏng vụ kiện và các yêu cầu trừng phạt của Mexico. Mexico đã tiến hành kháng cáo và dẫn đến phán quyết cuối cùng vào ngày 14/12, khép lại cuộc chiến pháp lý hơn 10 năm do Mexico khởi xướng.
Nguồn tin: congthuong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn