Malaysia – thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam tại khu vực ASEAN

Thứ hai - 26/08/2019 04:43
Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của Việt Nam tại khu vực ASEAN, đặc biệt là các sản phẩm ngành nông sản, thủy sản, ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống.

 

Malaysia – thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam tại khu vực ASEAN


Năm 2018, thương mại song phương giữa Việt Nam – Malaysia đạt gần 11,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia các sản phẩm như máy tính, hàng điện tử và linh kiện, điện thoại, sắt thép các loại, sản phẩm thủy tinh, phương tiện vận tải, hàng dệt may, gỗ và các sản phẩm đồ gỗ. Ngược lại, Malaysia xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là xăng dầu, sản phẩm linh kiện điện tử, chất dẻo, hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may…
Đến cuối năm 2018, Malaysia có 586 dự án còn hiệu lực và là nhà đầu tư lớn thứ 8 trong tổng số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt gần 12,5 tỷ USD.
Sang năm 2019, 7 tháng đầu năm 2019 hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Malaysia sụt giảm ở cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Malaysia tháng 7/2019 đạt 315,98 triệu USD, giảm 1,56% so với tháng 6/2019 và giảm 16,86% so với tháng 7/2018. Tính chung 7 tháng năm 2019 xuất sang thị trường này đạt 2,26 tỷ USD, giảm 4,84% so với cùng kỳ năm 2018.
Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia chủ yếu các mặt hàng sắt thép, điện thoại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, gạo, máy móc thiết bị…. trong đó máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất 280,15 triệu USD chiếm 12,35% tỷ trọng, nhưng so với cùng kỳ năm 2018 giảm 27,37%, riêng tháng 7/2019 kim ngạch đạt 55,72 triệu USD, tăng 15,46% so với tháng 6/2019 nhưng giảm 34,67% so với tháng 7/2018.
Mặt hàng đứng thứ hai là sắt thép các loại với tốc độ tăng trưởng cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 12,04% và 2,1% đạt tương ứng 438,74 nghìn tấn, trị giá 272,58 triệu USD, mặc dù giá xuất bình quân giảm 8,87% xuống còn 621,48 USD/tấn.
Kế đến là điện thoại và linh kiện, đạt 226,3 triệu USD, giảm 38,09%...
Như vậy, ba nhóm hàng với kim ngạch cao trong 7 tháng năm 2019 hầu hết đều sụt giảm, có tăng trưởng nhưng ở mức thấp.
Đối với nhóm hàng nông sản, thời gian này xuất sang Malaysia lượng tăng nhưng hầu hết đều sụt giảm ở cả về giá và kim ngạch, trong đó giảm nhiều phải kể đến mặt hàng rau quả kim ngạch giảm 44,34% tương ứng với 17,66 triệu USD và giá xuất bình quân giảm nhiều nhất ở mặt hàng hạt tiêu, giảm 27,88% xuống chỉ còn 2793,58 USD/tấn. Duy chỉ có mặt hàng chè, cà phê và thủy sản tăng trưởng tuy nhiên mức tăng nhiều nhất chỉ ở mức 12,61%.
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Malaysia đều sụt giảm, số mặt hàng này này chiếm 53,84%, trong đó giảm nhiều nhất là mặt hàng sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 47,26% tương ứng với 1.13 triệu. Ngược lại, nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu tăng mạnh cả về lượng và trị giá, tăng tương ứng tăng gấp hơn 4,4 lần (tức tăng 336,01%) và hơn 3 lần (tức tăng 204,05%), tuy chỉ đạt 19,3 nghìn tấn, trị giá 23,99 triệu USD. Giá xuất bình quân 1236,91 USD/tấn, giảm 30,27%. Ngoài ra xuất khẩu mặt hàng dầu thô và quặng khoáng sản cũng tăng mạnh, cụ thể dầu thô tăng gấp hơn 3 lần về lượng và 2,9 lần trị giá, đạt 240,5 nghìn tấn, trị giá 125,25 triệu USD; quặng và khoáng sản tăng gấp 2,3 lần về lượng và tăng 14,45% trị giá, đạt tương ứng 27,7 nghìn tấn, trị giá 2,79 triệu USD, giá xuất bình quân giảm 49,8% xuống còn 100,94 USD/tấn.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Malaysia 7 tháng năm 2019

Mặt hàng

7 tháng năm 2019

 

+/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

2.268.218.398

 

-4,84

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

280.150.806

 

-27,37

Sắt thép các loại

438.748

272.587.254

12,04

2,1

Điện thoại các loại và linh kiện

 

226.350.554

 

-38,09

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

167.692.288

 

58,65

Gạo

387.493

149.369.024

14,58

-3,33

Dầu thô

240.558

125.253.964

203,79

196,3

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

121.123.837

 

20,6

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

 

114.757.677

 

-27,11

Hàng thủy sản

 

69.621.881

 

12,61

Hàng dệt, may

 

69.017.901

 

13,95

Xăng dầu các loại

120.199

51.853.665

69,05

80,38

Sản phẩm hóa chất

 

46.728.289

 

55,16

Cà phê

27.374

44.058.615

28,02

3,65

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

42.027.673

 

10,52

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

41.636.400

 

-32,4

Giày dép các loại

 

40.514.708

 

19,34

Cao su

25.203

34.007.165

-13,95

-13,51

Xơ, sợi dệt các loại

12.301

32.597.015

1,51

-6,26

Sản phẩm từ chất dẻo

 

29.241.169

 

3,78

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

26.334.278

 

-9,57

Chất dẻo nguyên liệu

19.398

23.993.520

336,01

204,05

Hàng rau quả

 

17.662.840

 

-44,34

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

16.899.212

 

-16,7

Clanhke và xi măng

417.425

16.817.322

-19,92

-5,78

Sản phẩm từ sắt thép

 

13.504.583

 

21,58

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

10.203.134

 

93,21

Phân bón các loại

52.529

9.579.014

-37,92

-43,34

Sắn và các sản phẩm từ sắn

17.282

7.570.797

-22,5

-29,44

Dây điện và dây cáp điện

 

7.373.926

 

-22,84

Hóa chất

 

7.018.672

 

-3,86

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

6.735.107

 

-3,08

Than các loại

38.924

6.282.945

-48,63

-30,16

Sản phẩm gốm, sứ

 

5.704.836

 

-20,91

Sản phẩm từ cao su

 

4.567.233

 

-34,94

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

3.572.959

 

35,47

Hạt tiêu

1.003

2.801.960

31,97

-4,82

Quặng và khoáng sản khác

27.715

2.797.670

127,99

14,45

Chè

2.379

1.816.938

5,97

3,67

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

 

1.137.566

 

-47,26


(*tính toán số liệu từ TCHQ)
Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Malaysia 4,2 tỷ USD, giảm 4,7%. Trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Malaysia các mặt hàng như: Điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, sắt thép... Trong khi đó, nhập khẩu chủ yếu là: Xăng dầu; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; kim loại thường; hàng điện gia dụng và linh kiện…
Như vậy, 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập siêu hàng hóa từ Malaysia trị giá 1,93 tỷ USD (giảm 4,4% so với 7 tháng đầu năm 2018)
Với những kết quả đạt được thời gian qua, nhưng hợp tác kinh tế giữa hai nước vẫn chưa xứng với lợi thế mà hai quốc gia đang có. Đặc biệt, cán cân thương mại đang nghiêng về phía Malaysia còn Việt Nam đang thâm hụt thương mại hơn 3,4 tỷ USD.
Để hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Malaysia đạt 15 tỷ USD vào năm 2020, ngoài những thuận lợi thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải vượt qua những khó khăn như:
- Hàng hóa của Việt Nam và Malaysia mang tính cạnh tranh hơn là bổ sung cho nhau, nên việc khai thác thị trường Malaysia còn hạn chế.
- Malaysia là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo, trong đó đạo Hồi chiếm đa số (hơn 60%). Vì vậy, bên cạnh các tiêu chuẩn trong các Hiệp định thương mại tự do, hàng hóa xuất khẩu vào Malaysia còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn riêng cho người tiêu dùng Hồi giáo, gọi là tiêu chuẩn Halal.
- Malaysia là thị trường cởi mở nhưng không phải là một thị trường hoàn toàn tự do và mở. Các rào cản nhập khẩu của Malaysia nhằm bảo vệ môi trường và các ngành chiến lược cũng như duy trì các tiêu chuẩn văn hoá và tôn giáo. Các rào cản kỹ thuật như chứng nhận Halal đối với việc nhập khẩu thịt và gia cầm được quy định thông qua việc cấp phép và kiểm soát vệ sinh. Malaysia không phải là thành viên của Thoả thuận Đấu thầu Chính phủ của WTO, do đó các công ty nước ngoài không có cơ hội giống như một số công ty trong nước để cạnh tranh cho hợp đồng và trong nhiều trường hợp cần có đối tác địa phương trước khi hồ sơ dự thầu của họ được xem xét .
Ngoài ra, hai nước cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hợp tác trong việc giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của nhau.

Nguồn tin: vinanet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi