Kỳ thi THPT quốc gia 2017: Thanh tra "xuất kỳ bất ý"

Thứ ba - 20/06/2017 03:41
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT trước Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sắp tới. Mục đích là bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực, khách quan và công bằng cho Kỳ thi.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT . Ảnh: Báo GD&TĐ
Ông Nguyễn Huy Bằng cho biết nét mới của công tác thanh tra năm nay đó là việc các Sở GD&ĐT thành lập các đoàn thanh tra, trong đó có cán bộ của trường đại học tham gia. Như vậy, các trường đại học tham gia vào Kỳ thi này không chỉ với tư cách tổ chức, giám thị, giám sát mà còn trực tiếp làm công tác thanh tra.

Bộ và các sở vừa thành lập các đoàn thanh tra đến thanh tra trực tiếp các điểm thi vừa tổ chức nắm thông tin qua đường dây nóng của thanh tra Bộ và thanh tra các sở. Bên cạnh đó, Bộ còn có đoàn thanh tra thường trực tại cơ quan Bộ làm nhiệm vụ tổng hợp tình hình từ các sở, các đoàn và khi cần thiết sẽ được điều đi để thực thi nhiệm vụ.

Thanh tra không “đánh úp” nhưng  phải "xuất kỳ bất ý". Tức là hội đồng thi nào cũng có thể bị thanh tra đột xuất để tự giác thực hiện đúng Quy chế. Hôm nay đoàn thanh tra đến điểm A, ngày mai vẫn có thể quay lại điểm này. Trong cả kỳ thi thi, không có ai không thể ở ngoài quá trình thanh tra.

Một trong những nguyên tắc hàng đầu của Kỳ thi là bảo đảm tính trung thực, khác quan và công bằng. Vậy nguyên tắc này sẽ được triển khai thực hiện như thế nào ở Kỳ thi quốc gia sắp tới?

Ông Nguyễn Huy Bằng: Không riêng gì Kỳ thi THPT quốc gia, mà tất cả các kỳ thi đều phải tuân thủ nguyên tắc chung là: Nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng. Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ do địa phương chủ trì, vừa có giá trị để xét tốt nghiệp THPT, vừa dùng làm căn cứ xét tuyển vào đại học cho các thí sinh.

Vì vậy, bản thân các thí sinh đã tự ý thức được tính cạnh tranh của kỳ thi. Mặt khác, Bộ cũng rất chú trọng khâu tuyên truyền, phổ biến tập huấn kỹ về quy chế thi cũng như là các công việc liên quan đến kỳ thi để các lực lượng tham gia làm thi nhận thức đúng đắn chức trách của mình. Tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh làm bài đạt kết quả cao.

Để bảo đảm công bằng, nghiêm túc cho tất cả các thí sinh ở từng phòng thi, điểm thi và trường thi thì cần sự vào cuộc của nhiều lực lượng. Thứ nhất là lực lượng trực tiếp giám sát phòng thi. Quy chế quy định tối đa 7 phòng thi sẽ có 1 giám sát. Cán bộ làm giám sát sẽ có quyền giám sát cả việc làm của giám thị, các lực lượng khác và có quyền kiến nghị thay đổi giám thị nếu thấy giám thị không bảo đảm đúng quy định.

Lực lượng thứ hai là thanh tra các sở, họ sẽ thanh tra tất cả các điểm thi. Họ thanh tra từ trưởng điểm thi cho đến giám thị. Lực lượng thứ ba là thanh tra Bộ. Chúng tôi thanh tra tất cả các sở, các hội đồng thi để bảo đảm từ hội đồng thi đến điểm trưởng, giám thị thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.

Năm nay, Bộ quyết định thành lập 10 đoàn thanh tra và chia theo khu vực. Thanh tra không có nghĩa là phải đi tất cả các điểm thi, mà chúng tôi làm nhiệm vụ giám sát để tác động vào cả hệ thống. Đoàn thanh tra của Bộ không nhằm trực tiếp xử lý một vài trường hợp cụ thể mà nhằm phát hiện ra những việc làm đúng và chưa đúng.

Nếu đúng thì tiếp tục chỉ đạo để làm, còn chưa đúng thì sẽ có những chấn chỉnh. Bên cạnh đó, ban chỉ đạo thi cũng thành lập các đoàn kiểm tra đến trực tiếp kiểm tra một số địa phương cả khi chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi.

Thành lập đoàn thanh tra đột xuất

Được biết, Bộ sẽ thành lập các đoàn thanh tra đột xuất. Vậy ông có thể cho biết thêm về kế hoạch này?

Ông Nguyễn Huy Bằng: Giống như mọi năm, chúng tôi sẽ tiến hành thanh tra đột xuất không báo trước. Chúng tôi cũng chỉ đạo các Sở GD&ĐT cũng làm như vậy. Tuy nhiên, thanh tra đột xuất cũng nên hiểu đầy đủ. Ví dụ có đoàn thanh tra Bộ phụ trách 3 tỉnh, thì 3 tỉnh này sẽ biết chúng tôi đến nhưng đến điểm nào trong cụm thi đó thì họ sẽ không biết trước. Tương tự chúng tôi chỉ đạo các sở cũng thành lập các đoàn thanh tranh đột xuất và làm việc theo cách phương án đó.

Thanh tra là làm việc theo pháp luật và thanh tra kết luận không suy diễn. Tất cả các khâu tổ chức Kỳ thi đều được Bộ GD&ĐT triển khai nghiêm túc, bài bản, cẩn trọng nhằm loại bỏ sự thiếu khách quan, trung thực trong thi cử.

Kỳ thi năm nay thí sinh được mang vào phòng thi một số thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy chế thi.  Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến người băn khoăn về quy định này?

Ông Nguyễn Huy Bằng: Đây là việc không mới tạo điều kiện để thí sinh giám sát lại việc làm của giám thị. Thực tế hai năm vừa qua đã thực hiện bình thường.

Theo quy định, một phòng thi có 24 thí sinh và 2 giám thị coi thi. Theo đó, một giám thị sẽ từ trên bao quát từ trên xuống và một giám thị bao quát từ dưới lên. Nếu giám thị tập trung thì không khó phát hiện những bất thường của thí sinh.

Quy chế cũng quy định trách nhiệm kiểm soát rất chặt chẽ, nghiêm túc khi gọi thí sinh vào phòng thi. Cụ thể: Một giám thị sẽ gọi thí sinh vào, còn một giám thị sẽ đối chiếu ảnh, kiểm tra các thiết bị của thí sinh khi mang vào phòng thi. 

Mặt khác, giám thị mà làm tốt công việc của mình thì giả sử có thí sinh mang các thiết bị ghi âm, ghi hình (thiết bị nằm trong danh mục được phép mang vào phòng thi) thì cũng không có gì đáng ngại.

Năm nay, trong Ban Chỉ đạo thi Trung ương có lãnh đạo của Cục An ninh công nghệ cao (Bộ Công An), để kịp thời chỉ đạo theo ngành dọc nhằm xử lý ngay thí sinh vi phạm quy định sử dụng thiết bị công nghệ cao. Trong quá trình làm việc nếu phát hiện sai phạm thì phía thanh tra sẽ phối hợp với công an để xử lý.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi