Nga: PMI thấp nhất trong bốn tháng qua
Chỉ số quản lý mua hàng Markit (PMI) cho thấy hoạt động sản xuất của Nga trong tháng 10 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong bốn tháng qua, mặc dù niềm tin của doanh nghiệp vẫn tích cực.
Chỉ số này đã giảm xuống mức 51,1 điểm trong tháng 10 từ mức 51,9 điểm trong tháng 9, trên ngưỡng 50 điểm là tăng trưởng và ngược lại.
Sian Jones, một nhà kinh tế học tại IHS cho biết cuộc khảo sát đã cho thấy "khởi đầu nhẹ nhàng hơn" vào quý IV/2017, mặc dù các đơn hàng xuất khẩu tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/2012.
Ông cũng cho biết, niềm tin của doanh nghiệp vẫn vững vàng trong tháng 10 với các cơ sở khách hàng lớn hơn và kế hoạch đầu tư đã làm tăng tính lạc quan.
Giá đầu vào trung bình tăng cao, trong khi lạm phát giá cả sản xuất giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng. Tốc độ tăng giá nói chung giảm so với những tháng trước.
Cuộc khảo sát cho thấy các đơn hàng xuất khẩu mới tăng cao nhất kể từ tháng 11/2011 do nhu cầu mạnh mẽ của khách hàng từ các nền kinh tế Trung Á.
Ấn Độ: PMI giảm nhẹ
Kết quả một cuộc khảo sát do Reuters thực hiện cho thấy, hoạt động sản xuất của nhà máy ở Ấn Độ hầu như không tăng trong tháng 10 vì giá tăng sau khi nước này thi hành chính sách thuế hàng hoá và dịch vụ dẫn tới triển vọng tăng trưởng kinh tế mờ nhạt trong những tháng tới.
Chỉ số giám sát mua hàng của Nikkei INPMI = ECI do IHS Markit thu thập đã giảm xuống 50,3 điểm vào tháng 10 từ mức 51,2 điểm của tháng 9, đánh dấu tháng thứ 3 vượt ngưỡng 50 điểm.
Chỉ số này thấp hơn so với các dự đoán trong cuộc thăm dò ý kiến của Reuters, dự đoán mức tăng lên 51,5 điểm và đưa ra sau một cuộc khảo sát gần đây của Reuters rằng nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng chậm nhất trong vòng bốn năm trong năm tài chính này.
Ông Aashna Dodhia, một nhà kinh tế tại IHS Markit cho biết, các công ty sản xuất của Ấn Độ đã gặp rất nhiều khó khăn vì sự phục hồi gần đây của ngành này đã bị mất đà trong tháng 10. Điều đáng thất vọng là sản lượng sản xuất tăng với tốc độ thấp nhất trong chuỗi tăng trưởng hiện nay. Số đơn hàng mới bị đình trệ khi những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh từ việc thực hiện thuế hàng hóa và dịch vụ mới tiếp tục làm giảm mức cầu.
Quyết định của chính phủ về việc ban hành các văn bản tiền tệ có giá trị cao hồi tháng 11 năm ngoái, kết hợp với việc đưa ra một hệ thống thống nhất thuế mới đã làm giảm chi tiêu tiêu dùng và hoạt động công nghiệp.
Ông Dodhia cho biết thêm, niềm tin doanh nghiệp giám xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 do một số công ty lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực của thuế hàng hóa và dịch vụ mới.Chỉ số đơn đặt hàng mới, một chỉ tiêu cho nhu cầu trong nước, giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng, giảm xuống 49.9 điểm từ 51 điểm trong tháng 9, khiến cho các công ty không tăng sản lượng. Ngoài ra, nhu cầu nước ngoài giảm mạnh nhất kể từ tháng 9 năm 2013.
Các công ty chịu gánh nặng chi phí lớn hơn và tăng giá mạnh hơn, điều này cho thấy lạm phát bán lẻ có thể tăng trong những tháng tới.Lạm phát tiêu dùng Ấn Độ giữ ổn định ở mức 3,28% trong tháng 9, song dự kiến sẽ tăng trong những tháng tới do giá xăng và dầu diesel cao hơn, khiến Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ tìm các biện pháp giảm lãi suất nhằm kích thích nền kinh tế phát triển.
Theo biên bản cuộc họp của ngân hàng trung ương vào ngày 4/10, đa số thành viên hội đồng bỏ phiếu giữ tỷ lệ repo không thay đổi do lo ngại về việc giá tiêu dùng tăng trong thời gian tới.
Ai Len: Tăng trưởng sản xuất giảm
Kết quả một cuộc khảo sát do Reuters thực hiện cho thấy, tăng trưởng của ngành sản xuất của Ai Len chậm lại vào tháng 10 do số lượng đơn đặt hàng giảm,tuy nhiên, các nhà quản lý mua hàng tỏ sự tự tin về sản lượng trong tương lai.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng Investec giảm xuống 54,4 điểm trong tháng 10 từ 55,4 điểm trong tháng 9.Mặc dù Ai Len được xem là nước có khả năng rời khỏi Liên minh châu Âu, nhưng Dublin đã tăng dự báo tăng trưởng kinh tế vào năm 2017 và 2018 do ảnh hưởng ban đầu của việc bỏ phiếu cho Brexit.
Số lượng đơn đặt hàng mới giảm xuống mức thấp trong ba tháng, nhưng các đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lên mức cao nhất trong bốn tháng do nhu cầu gia tăng từ các nước châu Âu.
Chỉ số sản lượng trong tương lai sẽ tăng lên mức cao nhất trong tám tháng là 74,4 điểm với hơn 50% người được hỏi dự đoán mức tăng sản lượng so với chỉ 3% dự đoán sự sụt giảm.Các nhà quản lý cho biết, nhu cầu tăng cả ở nhà và tại các thị trường xuất khẩu.Ông Philip O'Sullivan, chuyên gia kinh tế của Ai Len lạc quan về viễn cảnh tích cực đối nền kinh tế Ai Len và các nền kinh tế toàn cầu.
Hy Lạp: Tăng trưởng sản xuất giảm nhẹ
Kết quả một cuộc khảo sát do Reuters thực hiện cho thấy, hoạt động sản xuất của Hy Lạp tiếp tục tăng trong tháng 10 nhưng tăng ít hơn so với tháng 9 do nhu cầu trong nước và nước ngoài tăng cao dẫn đến các công ty thuê nhân viên tăng kỷ lục.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng PMI của Markit chiếm khoảng 10% nền kinh tế, giảm xuống còn 52,1 điểm so với mức 52,8 điểm của tháng 9 nhưng vẫn cho thấy tốc độ tăng trưởng ổn định. Nhu cầu trong nước tăng cùng với sự phục hồi của các đơn hàng xuất khẩu tăng nhanh nhất kể từ tháng 8/2016 là những động lực chính thúc đẩy hoạt động sản xuất.
Ông Alex Gill, chuyên gia kinh tế của IHS Markit cho biết, số liệu PMI mới nhất tiếp tục cho thấy bức tranh sáng của ngành sản xuất Hy Lạp với PMI báo hiệu sự cải thiện điều kiện kinh doanh cho tháng thứ năm liên tiếp. Tăng trưởng việc làm đã hồi phục so với sự suy thoái của tháng 10 nhờ vào niềm tin kinh doanh, có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ sự hồi phục nào trong tương lai.
Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp trong qúy II là 21,1%, mức cao nhất trong khu vực Eurozone.Các nhà sản xuất đã bổ sung thêm nhiều nhân công trong tháng 10, kéo dài thời gian tạo việc làm mới nhất lên 6 tháng và ở mức cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 5/1999.
Ông Gill cho biết hoạt động mua bán cũng tăng lên khi các công ty mong chờ để đáp ứng các yêu cầu sản xuất cao hơn với sản lượng tăng trong tháng thứ tư liên tiếp.Khảo sát cho thấy, lạm phát giá nguyên liệu tăng nhanh do chi phí nguyên vật liệu cao hơn. Nhu cầu khách hàng lớn đã cho phép một số công ty bù đắp sự gia tăng bằng cách tăng giá xuất xưởng của họ.
Nhật Bản: Hoạt động sản xuất tăng cao nhất trong hơn 3 năm
Kết quả một cuộc khảo sát do Reuters thực hiện cho thấy, hoạt động sản xuất của Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 3 năm vào tháng 11 do sản lượng, đơn đặt hàng mới và đơn đặt hàng xuất khẩu mới đều tăng, dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Markit/Nikkei Nhật Bản đã tăng lên 53.8 điểm trong tháng 11 so với 52.8 điểm của tháng 10. Chỉ số PMI trên ngưỡng 50 điểm là tăng trưởng và dưới 50 điểm là giảm. Chỉ số PMI trong tháng 11 đánh dấu tháng thứ 15 tăng trưởng liên tiếp và tăng nhanh nhất kể từ tháng 3/2014.
Ông Joe Hayes, nhà kinh tế học của IHS Markit cho biết, các đơn đặt hàng mới tăng mạnh do sự suy yếu của đồng yên đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Đơn hàng xuất khẩu mới tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần bốn năm qua.
Chỉ số các đơn hàng xuất khẩu mới tăng lên 54.5 điểm từ 52.3 điểm của tháng trước và đạt mức cao nhất kể từ tháng 12/2013, nhờ sự yếu của đồng yên. Chỉ số tổng số đơn hàng trong nước và xuất khẩu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2014.Chỉ số PMI sản lượng cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2014.
Giá đầu vào tăng với tốc độ nhanh hơn tháng 10, do giá nguyên liệu cao hơn và đồng yên giảm, song cuộc khảo sát cho thấy các nhà sản xuất chỉ có thể tăng một phần giá cho khách hàng.
Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trong quý III, đánh dấu sự tăng trưởng liên tục nhất trong hơn một kỷ qua.
Hầu hết sự tăng trưởng trong quý III đến từ xuất khẩu khi chi tiêu tiêu dùng giảm và chi phí vốn bị chậm lại. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng tiêu dùng và đầu tư kinh doanh sẽ bắt đầu tăng tốc nhanh chóng và kỳ vọng nhu cầu trong nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.
Đức: PMI tăng trưởng cao trong tháng 11
Kết quả một cuộc khảo sát do Reuters thực hiện cho thấy, khu vực tư nhân của Đức dạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong tháng 11 do các nhà máy sản xuất hàng hóa với tốc độ nhanh nhất trong gần bảy năm, điều này cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phát triển vững mạnh.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI của Markit đối với ngành sản xuất và dịch vụ chiếm hơn hai phần ba của nền kinh tế Đức, đã tăng lên 57,6 điểm so với 56,6 điểm của tháng 10.
Chỉ số này cao hơn dự báo của một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế học do Reuters thực hiện và cũng trên ngưỡng 50 điểm cho thấy sự tăng trưởng.Ông Phil Smith, chuyên gia kinh tế của IHS Markit cho biết, nền kinh tế Đức đang phát triển mạnh, với việc sản xuất đạt mức tăng trưởng tốt nhất trong hai thập kỷ qua.
IHS Markit cho biết, chỉ số sản xuất đã tăng vọt lên 62,5 điểm trong tháng 11, mức cao nhất kể từ tháng 2/ 2011 và là mức tăng trưởng lớn thứ hai kể từ năm 1996 khi cuộc khảo sát được bắt đầu. Các chuyên gia phân tích của Reuters đã dự đoán ngành sản xuất sẽ giảm nhẹ.
Nhà kinh tế học Chris Williamson của IHS Markit cho biết, nhu cầu về nhà máy và máy móc tăng lên. Đầu tư vào kinh doanh trong khu vực đồng euro thực sự đang cao hơn và Đức là một nhà sản xuất máy móc kinh doanh chính, đang tăng trưởng tốt.Chỉ số PMI mạnh hơn dự kiến trong tháng 11 cho thấy nền kinh tế sẽ tăng trưởng 0,9% trong quý IV.Hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng tăng lên trong tháng 11, với chỉ số phụ của Markit cho ngành này tăng lên 54,9 điểm, chỉ số này thấp hơn so với dự báo của các nhà phân tích.
Trong một dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng mạnh đang đẩy áp lực lạm phát do hạn chế về năng lực và sự chậm trễ giao hàng kỷ lục, giá sản phẩm tăng nhanh nhất trong 6 năm rưỡi.Một cuộc khảo sát do Viện nghiên cứu ZEW công bố cho thấy tâm trạng của các nhà đầu tư Đức đã được cải thiện hơn trong tháng 11.
Các nhà phân tích dự báo chỉ số kinh doanh này sẽ giảm xuống sau khi các cuộc đàm phán chính trị thành lập chính phủ liên minh mới.Báo cáo của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (BA) cho biết, nền kinh tế của Đức tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý III/2017. Theo đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý III/2017 tăng 0,8% so với quý trước.
Nền kinh tế Đức giữ được đà tăng trưởng nhờ xuất khẩu tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi và đầu tư vào những lĩnh vực như chế tạo máy, xe ô tô, công cụ (tăng 1,5%), trong lúc đầu tư vào xây dựng giảm 0,4%. Chi tiêu của Chính phủ và người tiêu dùng tư nhân ở mức xấp xỉ trong quý II. Trong quý II, kinh tế Đức tăng 0,6% và quý I là 0,6%. Theo đánh giá của BA, tăng trưởng tổng thể của nền kinh tế Đức dự báo sẽ đạt 2,% năm 2017 và đây sẽ là năm tăng trưởng thứ tám liên tục của kinh tế Đức. Dự báo năm 2018, nền kinh tế hàng đầu châu Âu này sẽ tăng trưởng 2,2%.