Không chỉ khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tín dụng “Tam nông” mà xét về quy mô tổng tài sản, mạng lưới và nhân sự cũng như vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp, ngành “huyết mạch” đối với nền kinh tế đất nước, trong suốt 30 năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang giữ vị trí ngân hàng thương mại số 1 Việt Nam trong lĩnh vực này.
Cụ thể, tổng tài sản của Agribank đến nay chính thức đạt trên 1 triệu tỷ đồng; nguồn vốn trên 924.000 tỷ đồng; tổng dư nợ nền kinh tế đạt trên 791.000 tỷ đồng, trong đó tỉ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm 70% trên tổng dư nợ của Agribank và chiếm 51% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này.
Agribank hiện đi đầu trong cho vay hộ sản xuất và cá nhân với gần 4 triệu khách hàng trên cả nước, dư nợ trên 497.000 tỷ đồng, chiếm trên 66% dư nợ cho vay nền kinh tế. Agribank cũng là ngân hàng triển khai cho vay hộ sản xuất và cá nhân thông qua tổ liên kết lên tới trên 48.000 tổ với trên 1,23 triệu thành viên đang dư nợ.
Agribank để lại nhiều dấu ấn khi “mở đường” cho sự quan tâm và nhập cuộc của toàn xã hội đối với vấn đề phát triển nông nghiệp sạch thông qua việc dành gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, chủ trang trại tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn…
Thế nhưng, để phát triển đúng vị thế cũng như vai trò của một ngân hàng hàng đầu trong nhóm “Big 4” (4 ngân hàng lớn) cùng với Vietcombank, Vietinbank và BIDV thì Agribank đang gặp phải nhiều rào cản cũng như còn những “nút thắt”, trong đó “nút thắt” về tăng nguồn vốn đang cần được tháo gỡ kịp thời.
Trong giai đoạn 2007-2010, ngân hàng số 1 trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn này đã từng đứng đầu về vốn trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Cụ thể, về vốn điều lệ trong giai đoạn này, Agribank đã đạt tới 20.000 tỷ đồng, gần như gấp đôi nhiều ngân hàng thương mại nhà nước khác. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, Agribank đã bị tụt khỏi vị trí “quán quân” này và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất trong nhóm “Big 4”.
Nguyên nhân, từ năm 2013 đến nay, vốn điều lệ của Agribank chỉ được tăng từ khoảng 26.000 tỷ đồng lên hơn 29.000 tỷ đồng. Trong lúc đó, 3 ngân hàng còn lại trong nhóm “Big 4” do đã được cổ phần hóa nên đã có nhiều thuận lợi trong quá trình tăng vốn của mình.
Bản thân Agribank không thể tự mình tăng vốn, huy động vốn để phù hợp với quy mô, tốc độ của quá trình phát triển cũng như yêu cầu cạnh tranh từ thị trường khi chưa được cổ phần hóa. Còn Nhà nước với việc cân đối ngân sách cũng rất khó bố trí, phân bổ nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại Nhà nước để bắt nhịp với tốc độ phát triển của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, hiện nay Agribank đang phát triển gần tới giới hạn về vốn. Mức vốn được cấp với tốc độ, quy mô hạn chế đang trở thành sợi dây trói buộc các yêu cầu về các tỷ lệ an toàn hoạt động...
Để tháo gỡ “nút thắt” này bên cạnh việc tích cực đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức, Agribank tiếp tục tái cơ cấu giai đoạn tiếp theo, thực hiện Đề án Chiến lược kinh doanh 2016-2020 với mục tiêu tiếp tục củng cố ổn định, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng trưởng quy mô hoạt động gắn với khả năng quản trị rủi ro; chủ động xây dựng lộ trình cổ phần hóa và sẵn sàng cổ phần hóa khi có chỉ đạo của Chính phủ, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
Bên cạnh đó, do xuất khẩu nông sản, thủy hải sản của nước ta đang ngày một tăng mạnh nên nhu cầu về vốn cho những ngành này đang tăng trưởng ngày càng cao. Mặt khác, với tính chất của ngành này là khả năng thu hồi vốn chậm, tỉ lệ cho vay lớn, nên yêu cầu cấp bách đặt ra cho Agribank là tăng nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Vì vậy, trong quá trình chờ tiến hành cổ phần hóa, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển và cạnh tranh, Agribank với đặc thù là hoạt động theo yêu cầu tập trung chủ lực cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và là công cụ chủ lực của Nhà nước trong hỗ trợ vốn trong lĩnh vực này nên rất mong có sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước để tăng nguồn vốn điều lệ.
Từ đó, giữ vững vai trò chủ lực của ngân hàng thương mại tầm vóc quốc gia trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, là ngân hàng then chốt góp phần quyết định đến quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp, chung tay với ng
Nguồn tin: baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn