Giám sát chặt cho vay tiêu dùng

Thứ tư - 13/06/2018 04:21
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tài chính tiêu dùng đã giúp giải bài toán về vốn phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân nhưng cũng mang lại không ít hệ lụy. Cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục có những động thái mạnh để đưa hoạt động cho vay tiêu dùng đi đúng khuôn khổ, giúp cho thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh, mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều phía. 

 


Thu nhập dần được cải thiện người dân sẵn sàng tăng vay nợ để tiêu dùng


Trên thị trường hiện đang có 18 công ty tài chính hoạt động, trong đó có 6 công ty tài chính nước ngoài, 4 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tập đoàn, tổng công ty nhà nước là chủ sở hữu và 8 công ty cổ phần có các cổ đông là tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm tỷ lệ trên 25%.

Thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng với mức tăng trưởng trên 20% mỗi năm, và dự báo là vẫn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. 

Ông Đỗ Hoàng Phong - Tổng giám đốc Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) - đánh giá, tài chính tiêu dùng là việc cung cấp các khoản vay cá nhân để mua hàng hóa, dịch vụ, phục vụ cho các mục đích tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Hình thức cho vay này thường được thực hiện dựa trên sự đánh giá tín nhiệm của khách hàng. Kinh tế vĩ mô ổn định, thu nhập người dân đang dần được cải thiện là hai yếu tố quan trọng để người dân sẵn sàng tăng vay nợ để tiêu dùng. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số trẻ với 70% nằm trong độ tuổi lao động từ 15 - 64, nhu cầu mua sắm, tiếp cận các sản phẩm tiêu dùng ngày càng phổ biến cũng là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển lĩnh vực này. 

Tuy nhiên, thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục phản ánh những bất cập xung quanh hoạt động cho vay và thu hồi nợ vay tiêu dùng từ các công ty tài chính. Đa phần lãi suất cho vay hiện ở mức rất cao, từ 30-60%/năm. Hình thức thu hồi nợ lại mang tính "khủng bố" khách hàng như gọi điện bất kể thời gian nào trong ngày, gọi cho cả các số điện thoại của người thân, quen khách hàng vay để ép họ trả nợ, gây phiền hà và làm ảnh hưởng đến nhiều người không vay tiền. 

Trước những phản ánh của dư luận, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện nay các văn bản pháp lý hiện hành hướng dẫn về hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng là ngân hàng cũng như các công ty tài chính đã được NHNN ban hành đầy đủ.

"Vừa qua NHNN cũng đã tiếp nhận một số thông tin qua đường dây nóng cho rằng một số công ty tài chính có áp dụng biện pháp liên tục gọi điện thoại để đòi nợ. Các đơn vị chức năng của NHNN đã làm việc với các công ty tài chính, yêu cầu dừng biện pháp đòi nợ này ngay; đồng thời, đề nghị các công ty tài chính rà soát, khắc phục, chấn chỉnh phong cách làm việc của nhân viên, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động khác của mình"- Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước NguyễnThị Hồng: Các đơn vị chức năng của NHNN sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính tiêu dùng; yêu cầu các tổ chức tín dụng phải rà soát quy trình cấp tín dụng, tăng cường tập huấn, đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Nguồn tin: baocongthuong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi