Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp thủy sản các loại cho Việt Nam, chiếm trên 25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước, trị giá 132,57 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2016. Sản phẩm mà Việt Nam thường xuyên nhập từ Ấn Độ là tôm sú. Nguyên nhân do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu, nên phải tìm nguồn nguyên liệu thay thế.
Ngoài thị trường chủ đạo là Ấn Độ, thì Việt Nam còn nhập khẩu thủy sản từ các thị trường như: Trung Quốc 48,98 triệu USD (chiếm 9,4%, tăng mạnh 94,3%); Na Uy 42,02 triệu USD (chiếm 8%, tăng 9,8% so cùng kỳ); từ Đài Loan 33,22 triệu USD (chiếm 6,3%, giảm 9,3%); Nhật Bản 28,47 triệu USD (chiếm 5,4%, tăng 11,2%); và từ Nga 24,53 triệu USD (chiếm 4,7%, tăng 75,7%)
Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ Đài Loan chủ yếu là tôm sú, cá ngừ, mực. Nhập khẩu từ Na Uy nhiều nhất là cá hồi. Một số nguyên liệu Việt Nam nhập từ Nhật Bản là loại hiếm như cá thu đao, cá hồi, cá tuyết… Còn nhập khẩu từ Indonesia nhiều nhất là tôm, cua, rong biển.
Trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thủy sản từ phần lớn các thị trường đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016; trong đó đáng chú ý nhất là nhập khẩu thủy sản từ thị trường Myanmar mặc dù kim ngạch chỉ đạt 1,72 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng đột biến tới 574%. Ngoài ra, nhập khẩu từ Trung Quốc, Chi Lê, Malaysia và Singapore cũng tăng mạnh, với mức tăng tương ứng 94%, 100%, 78,8% và 79% so với cùng kỳ.
Ngược lại, nhập khẩu thủy sản từ Ba Lan, Anh và Philippines sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, với mức giảm lần lượt 42%, 30% và 18% về kim ngạch.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ nhập khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2017
Để cấp điện lưới cho người dân các thôn vùng sâu, biên giới của huyện Mường Khương, Điện lực Lào Cai đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng ba trạm biến áp và hơn 15 km đường dây trung áp và hạ thế 0,4 kV cùng hàng trăm công tơ để đưa điện đến tận nhà các hộ dân, là người dân tộc thiểu số Mông, Dao, Pa Dí…
Trước đó ít ngày, Điện lực Mường Khương đã đóng cầu dao, cấp điện lưới cho hơn 117 hộ ở hai thôn Văng Leng và Vả Thàng. Tổng số là gần 180 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã biên giới Tung Chung Phố có điện lưới để sử dụng.
Ông Nguyễn Hữu Đang, Giám đốc Điện lực Mường Khương cho biết, đơn vị đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công ở các thôn, bản, thuộc hai xã vùng sâu Cao Sơn và La Pán Tẩn, phấn đấu đến cuối tháng 8-2017 sẽ đóng điện, bảo đảm 100% các thôn bản ở huyện biên giới Mường Khương có điện lưới quốc gia.
Đây là mục tiêu nằm trong Dự án “ Mở rộng và cải tạo lưới điện khu vực vùng sâu, vùng xa tỉnh Lào Cai” được thực hiện từ năm 2015, với tổng đầu tư gần 60 tỷ đồng.
Nguồn tin: www.moit.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn