![]() |
Cuộc họp của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: thuathienhue.gov.vn |
Các ý kiến cho rằng việc tổng hợp và đánh giá mức độ thiệt hại sự cố môi trường biển có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Vì vậy, để bảo đảm tính chính xác, khoa học, cần phải xây dựng phương án tổng thể và phân định từng nội dung nhằm tổng hợp, đánh giá mức độ thiệt hại theo từng lĩnh vực thuộc thẩm quyền của sở, ngành quản lý.
Lãnh đạo tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xây dựng phương án tổng thể đánh giá mức độ thiệt hại sự cố môi trường biển trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp khắc phục ngay trong tháng 7.
UBND tỉnh lưu ý các giải pháp về khôi phục sự cố và ổn định sản xuất phải dựa trên cơ sở đánh giá chuyên môn và các quy định pháp luật hiện hành cũng như phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
Sở TN&MT tiếp tục lấy mẫu quan trắc môi trường nước ven biển, kể cả vùng cửa biển và đầm phá. Sở NN&PTNT nghiên cứu để tham mưu cơ cấu lại nghề cá, đề xuất giải pháp kết hợp các chính sách hỗ trợ để phát triển đánh bắt xa bờ. Các địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung đối tượng bị ảnh hưởng để thực hiện hỗ trợ theo đúng chính sách hỗ trợ của Nhà nước bảo đảm chính xác, công bằng, công khai.
Trước đó, ngày 1/7, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại do sự cố môi trường biển.
*Tại Hà Tĩnh, Tỉnh ủy, UBND, UBMTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương đã kịp thời có các giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm an ninh trật tự; hỗ trợ đời sống và khôi phục sản xuất; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ bà con ngư dân vùng thiệt hại.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại nhằm xác định mức độ thiệt hại để thực hiện bồi thường chính xác, đúng đối tượng.
Để hỗ trợ người dân lúc khó khăn, tỉnh Hà Tĩnh đã gấp rút hỗ trợ gạo, tiền cho các đối tượng theo quy định của UBD tỉnh nhằm ổn định đời sống và khôi phục sản xuất. Tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ đóng mới tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác theo mức hạn định; hỗ trợ cải hoán; kinh phí đào tạo thuyền trưởng; hỗ trợ 100% kinh phí mua máy thông tin liên lạc cho tàu cá; xây dựng hầm bảo quản sản phẩm khi đóng tàu dịch vụ hậu cần; xây dựng mới cơ sở sản xuất nước đá; hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư cụ; hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho hộ nghèo và cận nghèo chuyển đổi ngành nghề.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh yêu cầu Sở TN&MT tăng mật độ quan trắc và chịu trách nhiệm về vấn đề này (nhất là tại địa bàn thị xã Kỳ Anh).
Các ngành chức năng tiến hành điều tra khảo sát nguyện vọng của người dân về chuyển đổi nghề. Các địa phương khẩn trương thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân của tỉnh.
Nguồn tin: baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn