![]() |
|
Khó cạnh tranh
Ông Vũ Hải Bằng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Woodland - cho rằng, bên cạnh những tác động tiêu cực bởi sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào, đặc biệt từ Trung Quốc, cũng có những ý nghĩa tích cực, bởi về lâu dài, giúp DN ý thức hơn trong sử dụng nguồn cung nội địa hóa.
Tuy nhiên, theo bà Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội CNHT Việt Nam (VASI), cho đến thời điểm này, các DN hội viên VASI nhận được rất ít thông tin lạc quan từ thị trường. Một vài công ty sản xuất linh kiện nhựa và cơ khí nhận được thêm đơn hàng từ khách hàng tại Việt Nam, do cung ứng từ Trung Quốc khó khăn. Ngay khi Trung Quốc phục hồi sản xuất, các đơn hàng thêm đã giảm dần và sẽ dừng hẳn.
Thực tế, việc chuyển sản xuất/mua hàng sang quốc gia thứ 3 ngoài Trung Quốc, đã được các công ty trong mạng lưới sản xuất của tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm từ vài năm trở lại đây. Dù vậy, CNHT của Việt Nam hầu như không đáp ứng được các yêu cầu chuyển giao do quy mô DN rất nhỏ nên chỉ đáp ứng được các đơn hàng nhỏ và linh kiện rời, trong khi khách hàng chuyển từ Trung Quốc luôn cần sản lượng rất lớn/sản phẩm phải là cụm linh kiện hoàn chỉnh.
Để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với sản phẩm là cụm linh kiện hoàn chỉnh, chuỗi phải đầy đủ công đoạn, cần nhiều DN đảm nhận các khâu. Bà Trương Thị Chí Bình bày tỏ, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là ngay cả khi đã đạt về chất lượng và chủng loại sản phẩm, DN Việt Nam rất khó cạnh tranh về giá so với Trung Quốc. Chi phí cao đến từ lãi vay ngân hàng cao, thuế và phí các loại, chi phí không chính thức cao hơn DN FDI…
Tạo thị trường, kích cầu tiêu dùng nội địa
Các chuyên gia nhận định, ngay khi các công ty hạ nguồn trong lĩnh vực như xe máy, điện tử, ôtô, máy nông nghiệp, máy công nghiệp… hoạt động với doanh thu ổn định trở lại, CNHT sẽ được phục hồi. Để thúc đẩy sản xuất, tái khởi động nền kinh tế, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ thị trường nội địa thông qua các chính sách kích cầu tiêu dùng như: Giảm/giãn các loại thuế phí trực tiếp ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm.
Bên cạnh đó, cần có giải pháp hỗ trợ DN tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu. Chính phủ cần có các chương trình đặc biệt, hỗ trợ đầu ra bằng cách kết nối với người mua tiềm năng của mỗi ngành.
Liên quan đến CNHT và khả năng chuyển sản xuất/mua hàng từ các công ty đa quốc gia có thể di dời khỏi Trung Quốc, bà Trương Thị Chí Bình kiến nghị, cần có kế hoạch chi tiết hình thành các tổ hợp/liên danh CNHT gồm các DN nhỏ, các cụm liên kết sản xuất, hoặc có biện pháp cụ thể ưu đãi công ty CNHT cỡ vừa hiện nay đầu tư mở rộng sản xuất, đáp ứng yêu cầu mới. Cần xây dựng các chương trình hiệu quả khuyến khích hỗ trợ khởi sự DN trong lĩnh vực CNHT các ngành chế tạo.
Về dài hạn, Chính phủ cần có chính sách tạo dung lượng thị trường đủ cho CNHT phát triển. Cụ thể, đối với chính sách cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần linh kiện ôtô sản xuất trong nước đã được Bộ Công Thương đề xuất cần triển khai nhanh hơn nữa. Đồng thời, cần phát triển các tập đoàn nội địa sản xuất sản phẩm cuối cùng, tổ hợp DN, cụm liên kết công nghiệp để làm chủ "cuộc chơi" công nghiệp chế tạo và có thể ưu tiên cho DN Việt Nam khi cung ứng.
Các chuyên gia nhận định, thời gian tới, nên tập trung xây dựng chính sách phát triển các ngành vật liệu cho CNHT như thép chế tạo, nhựa kỹ thuật, cao su kỹ thuật, vải sợi, da giày… |
Nguồn tin: congthuong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn