![]() |
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng các ngành chức năng kiểm tra tình trạng ngập úng do mưa lớn kéo dài ở Đà Nẵng. - Ảnh: VGP/Lưu Hương |
Tại Đà Nẵng, trận mưa lớn kéo dài từ đêm 8/12 đến ngày 9/12 khiến nhiều tuyến đường ở khu vực trung tâm của quận Hải Châu và Thanh Khê bị ngập nước. Nhiều đoạn đường và nút giao thông bị ngập sâu, nhất là tại các nút giao: Hàm Nghi - Hùng Vương – Hoàng Hoa Thám, Lê Đình Lý – Nguyễn Văn Linh – Hàm Nghi, Núi Thành – Duy Tân, Đống Đa – Lý Tự Trọng...
Đến đầu giờ chiều 9/12, những cơn mưa như trút nước vẫn đổ xuống Đà Nẵng khiến nhiều tuyến đường, nhà dân vẫn ngập sâu trong nước.
Theo Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải TP Đà Nẵng, nhiều tuyến phố chính của Đà Nẵng đều đang ngập trong nước ở mức từ 0,3m đến hơn 0,6m. Lực lượng chức năng như công an giao thông, Công an các quận, huyện.... được tăng cường chốt chặn tại những điểm ngập úng để hướng dẫn người dân, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
![]() |
Nhiều tuyến đường trung tâm Đà Nẵng tiếp tục ngập sâu trong nước. - Ảnh: VGP/Lưu Hương |
Trước tình hình ngập trên diện rộng, trong sáng 9/12, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ đã đi kiểm tra toàn bộ các điểm ngập trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải bố trí nhân lực, phương tiện khơi thông các cửa thu nước trên mặt đường, các tuyến cống chính, đã vận hành kịp thời các cửa xả ven biển, ven sông, trạm bơm (cửa xả Mỹ An, trạm bơm Thuận Phước, trạm bơm Trương Chí Cương…) góp phần hạn chế tình trạng ngập úng tại khu vực.
Các Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở Công thương, Sở NN&PTNN chỉ đạo các đơn vị triển khai giải pháp đảm bảo an toàn các công trình xây dựng chuyên ngành.
Các địa phương triển khai cảnh báo, tổ chức giao thông nhằm hướng dẫn người dân, phương tiện đi lại đảm bảo an toàn và giúp đỡ người dân, không để khu vực nào nào bị cô lập do ngập úng.
![]() |
Tại nhiều khu vực, người dân phải dùng xuồng để di chuyển. - - Ảnh: VGP/Lưu Hương |
Các Ban quản lý dự án chỉ đạo nhà thầu đào dẫn dòng, phá dỡ đê quai nhằm đảm bảo thoát nước tạm tại các công trình đang thi công; đồng thời đã triển khai các biện pháp đảm bản an toàn công trình, không để xảy ra tình trạng lở, sụp đổ công trình đang thi công.
Đặc biệt, một số nơi thấp trũng, nguy cơ ngập lụt cao như Hòa Vang, Cẩm Lệ, Liên Chiểu...cần tập trung cho các phương án phòng chống, ứng cứu, di dời, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản người dân, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ.... Nếu cần, có thể yêu cầu phương tiện chuyên dụng của quân đội hỗ trợ giúp dân.
Giải pháp lâu dài, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Ban quản lý dự án hạ tầng ưu tiên và tiếp tục triển khai hoàn thành các công trình thoát nước chính của thành phố thuộc dự án phát triển bền vững.
![]() |
Lực lượng chức năng hướng dẫn người tham gia giao thông tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc. - Ảnh: VGP/Lưu Hương |
Sở Xây dựng, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải và các Ban quản lý, các địa phương tục theo dõi, duy trì các biện pháp thoát nước. Đồng thời tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình xử lý thoát nước trên địa bàn thành phố, báo cáo Chủ tịch UBND TP chỉ đạo, xử lý kịp thời.
Cũng trong ngày 9/12, Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng cho biết, để đảm bảo an toàn cho học sinh, ngành GD&ĐT Đà Nẵng đã chỉ đạo trường THPT Nguyễn Hiền và Tiểu học Phan Đăng Lưu (quận Hải Châu) thông báo cho học sinh toàn trường nghỉ học vào ngày mai (10/12) do trường bị ngập sâu trong nước đến 1,5 m. Riêng các trường khác, tùy tình hình thực tế, nếu cảm thấy không an toàn thì Hiệu trưởng có thể quyết định cho học sinh nghỉ học và báo lên Phòng và Sở GD&ĐT để nắm tình hình.
![]() |
Các lực lượng tham gia ứng phó ngập. - Ảnh: VGP/Lưu Hương |
Nguồn tin: baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn