Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam gần 100 năm qua đã luôn cho thấy, trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể Đảng luôn luôn kiên định sợi chỉ đỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng, tuy nhiên cũng chính trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng ấy, Đảng luôn có sự vận dụng, phát triển, sáng tạo, cũng như bổ sung, hoàn thiện, làm sinh động Chủ nghĩa Mác - Lênin trên mảnh đất hiện thực ở Việt Nam hiện nay.
Trong bài viết này nhóm tác giả sẽ đưa ra những luận giải của mình, để thấy rõ việc cần thiết thực hiện chính quyền địa phương hai cấp để hướng tới xây dựng một chính quyền không chỉ là “của dân, vì dân”, mà còn tiến một bước cao hơn nữa của chính quyền thực sự “gần dân, thân dân” như khát vọng, mong muốn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong những phát biểu thời gian vừa qua.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam là bước nhảy vọt to lớn, là cuộc cải biến xã hội vĩ đại không chỉ của lịch sử dân tộc Việt Nam mà của cả lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên toàn thế giới.
Ngay sau đó ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cũng bắt đầu từ đây, Nhà nước kiểu mới - Nhà nước thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ra đời và phát triển.
Nhân dân chính là chủ thể của quyền lực Nhà nước, để từ đó hình thành nên các cơ quan nhà nước do Nhân dân tổ chức ra để phục vụ lợi ích của số đông Nhân dân lao động, tất cả những cán bộ trong bộ máy đều là công bộc của Nhân dân được ủy quyền, để thực hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.
Như vậy có thể thấy đây là sự ưu việt của hình thức (kiểu nhà nước) trong lịch sử nhân loại, là sự thay đổi tận gốc quan hệ quyền lực chính trị, Nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất, Nhà nước không còn là công cụ thống trị, nô dịch Nhân dân như trong thời phong kiến hay như trong xã hội tư bản chủ nghĩa lúc đó nữa.
Ngay tại Điều 1 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Như vậy, trong Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhân dân là chủ thể cơ bản của quyền lực Nhà nước. Trải qua 80 năm xây dựng và phát triển ở Việt Nam, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta xây dựng một bộ máy nhà nước phục vụ Nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực sự là Nhà nước “của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”, tuy nhiên trong bối cảnh tình hình mới hiện nay của Kỷ nguyên mới, với sự phát triển như vũ bão của các cuộc cách mạng công nghệ trên thế giới đã có tác động trực tiếp và sâu rộng tới Việt Nam. Trước bối cảnh ấy tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thông qua với số phiếu rất cao Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), theo đó xác lập mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh và cấp xã thống nhất trong cả nước và phân rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức bộ máy của từng cấp chính quyền.
Như vậy có thể thấy ở trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng đã có những quyết sách mang tính thời đại sâu sắc tạo ra sự phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở Việt Nam từ chỗ là Nhà nước (Chính quyền) của dân, do dân và vì dân đã nâng bộ máy chính quyền (Nhà nước) thêm một tầm cao mới thành Nhà nước thực sự là gần dân, thân dân, phụng sự Nhân dân. Có nghĩa là việc thực hiện kiểu chính quyền địa phương hai cấp là bước phát triển cao hơn nữa của chính quyền của dân, do dân, vì dân thì hướng tới chính quyền phải thực sự chủ động, tự giác cách mạng, xuống sát cơ sở để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để chủ động phụng sự Nhân dân.
Như vậy có thể thấy với sự dẫn dắt của Trung ương Đảng, cũng như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 1/7, ở Việt Nam thực hiện xây dựng chính quyền địa phương hai cấp với mục tiêu hướng tới là xây dựng chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn, đồng thời mở ra một cục diện mới trong phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài, ít nhất là trong 100 năm tới. Đây thực sự là sự phát triển sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trong Kỷ nguyên mới với sự chuyển biến mạnh mẽ không chỉ còn là chính quyền của dân, do dân, vì dân mà chính quyền ấy hướng tới là sự chủ động, thực sự gần gũi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, cũng như chủ động phục vụ cho lợi ích của Nhân dân. Cùng Nhân dân dựng xây một Việt Nam phồn thịnh, rạng ngời.
Để giải quyết được những nhiệm vụ yêu cầu đặt ra từ thực tiễn Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận 127-KL/TW ngày 28/2/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có chủ trương và lộ trình xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Bám sát và thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị thì tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, các đại biểu đã thống nhất về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở, dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.
Có thể thấy chính quyền địa phương được tổ chức với ba cấp, bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Khi thực hiện chủ trương, không tổ chức chính quyền địa phương cấp huyện thì đồng nghĩa với việc chỉ còn chính quyền cấp tỉnh và cấp xã.
Như vậy có thể thấy rằng việc thay đổi từ chính quyền địa phương 3 cấp sang chính quyền địa phương hai cấp được nhìn nhận, cũng như đặt trong bối cảnh phát triển mới. Ở mỗi một giai đoạn lịch sử cụ thể thì cách thức tổ chức các cấp chính quyền theo các mô hình tổ chức cụ thể, để từ đó nó có thể thực hiện tốt chức trách, vai trò và sứ mệnh nhất định trong mỗi một bối cảnh, hoàn cảnh của nó.
Và khi thực tiễn đã thay đổi nó cũng cần một sự cải tổ cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể để có thể tiếp tục thực hiện những sứ mệnh, trọng trách lớn hơn của một dân tộc trong kỷ nguyên phồn thịnh, rạng ngời, đó chính là sự phù hợp với yêu cầu phát triển tất yếu hợp quy luật trong lịch sử xã hội loài người, đáp ứng yêu cầu của đất nước, của thời đại đặt ra:
Điều đầu tiên, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc phân công, phối hợp, phân cấp mạnh mẽ hơn nữa giữa Trung ương với địa phương, tạo ra một trục thông suốt trong sự lãnh đạo, chỉ đạo từ trung ương tới địa phương theo đúng phương châm mà Trung ương Đảng đã chỉ đạo “giảm các tầng nấc trung gian” hướng tới đưa các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được nhanh chóng triển khai tới Nhân dân, sát dân phục vụ Nhân dân một cách trực tiếp, thiết thực và đạt hiệu quả cao hơn “việc gì của địa phương thì để địa phương quyết định, tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm”.
Thứ hai, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp tạo ra sự liên thông rất lớn của cán bộ công chức cấp địa phương (cấp tỉnh và cấp xã), xóa bỏ sự phân biệt giữa cán bộ, công chức cấp xã với cán bộ, công chức cấp tỉnh là một bước tiến quan trọng của chế độ công vụ, cán bộ cấp tỉnh, thành có thể dễ dàng được luân chuyển, bổ nhiệm biệt phái xuống xã và ngược lại để tạo nên sự nhịp nhàng trong vận hành bộ máy chính quyền ở địa phương, từ đó góp phần vào việc xóa bỏ sự phân biệt cán bộ, công chức giữa các đơn vị hành chính các cấp nhất là trong cùng một địa phương.
Thứ ba, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp ở địa phương góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, hướng tới đẩy mạnh thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, minh bạch hóa quy trình và tiết kiệm chi phí cho cả bộ máy và người dân.
Thực hiện chính quyền địa phương hai cấp góp phần giảm cấp trung gian cắt giảm chi phí đầu tư công về nhân lực và cơ sở vật chất, từ đó chấm dứt sự manh mún, dàn trải trong các hoạt động đầu tư công, góp phần tiết kiệm ngân sách (các nguồn lực) để có thể đầu tư tốt hơn cho con người cũng như cơ sở vật chất của chính quyền địa phương hai cấp, từ đó làm cho đội ngũ cán bộ công chức các cấp có thu nhập tốt hơn, đời sống được nâng cao, yên tâm công tác cũng như phục vụ ngày càng tốt hơn lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
Thứ tư, điểm mới tiến bộ, mang tính thời đại, trong việc thực hiện chính quyền địa phương hai cấp hiện nay là xóa bỏ tư duy máy móc mà trước đó có trong chính quyền địa phương ba cấp là “ở Trung ương có bộ, ngành nào thì địa phương phải có đơn vị tương tự”. Đây là bước tiến bộ đặc biệt quan trọng trong tổ chức chính quyền địa phương, thể hiện rõ sự linh hoạt, tinh thần chủ động, cũng như dám chịu trách nhiệm của địa phương thay vì bị rập khuôn hoặc chờ đợi chỉ thị, hướng dẫn từ Trung ương xuống dưới địa phương như trước kia.
Như vậy có thể thấy rằng việc thực hiện chuyển từ chính quyền địa phương ba cấp sang thực hiện chính quyền địa phương hai cấp đã cho thấy sự sáng tạo của Trung ương Đảng, mà người đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đây là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong việc vận dụng, sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” tới Nhà nước “gần dân, thân dân và phụng sự Nhân dân” ngày một tốt hơn trong tương lai.
Đánh giá về mô hình này trong Phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: “Về vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất đánh giá, bước đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành, với 3.321 xã, phường, đặc khu, kết quả sơ bộ cho thấy bộ máy cơ bản vận hành tốt, không có trục trặc lớn, cán bộ công chức bước đầu thích ứng; quy trình xử lý công việc tương đối thông suốt, dịch vụ công được giải quyết nhanh hơn; Nhân dân bày tỏ sự đồng tình và kỳ vọng mô hình mới sẽ hiệu quả hơn”.
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn