![]() |
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổng hợp các ý kiến liên quan đến biểu giá điện và chính sách hỗ trợ giảm giá điện để báo cáo Chính phủ |
Đi vào các nội dung cụ thể trong lĩnh vực Công Thương của TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ, quy mô sản xuất công nghiệp của thành phố ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp công nghiệp liên tục gia tăng sản lượng với nhiều dự án đầu tư lớn đã đi vào hoạt động. Kết quả này đã đưa giá trị sản xuất công nghiệp thành phố chiếm khoảng 32,3% sản lượng công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đóng góp khoảng 16% quy mô sản xuất công nghiệp của cả nước. Trong đó, giá trị của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cả nước, ở mức 28,6%.
Chỉ ra điểm sáng của TP. Hồ Chí Minh, nhất là trong 4 tháng đầu năm 2020, Thứ trưởng Hải cho rằng, đó là việc các DN đã thực hiện tốt việc khai thác thị trường xuất khẩu trong điều kiện hoạt động thương mại toàn cầu đang rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
"TP. Hồ Chí Minh là một trong số ít địa phương đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao so với cùng kỳ, cụ thể, trong 4 tháng đầu năm đã đạt 14,2 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,7% của cả nước” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói và nhấn mạnh, cùng với những kết quả quan trọng nói trên, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của thành phố chiếm tỷ trọng 25,5% so với cả nước. Dù giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2019, song đây vẫn là kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt, kết quả này cho thấy TP. Hồ Chí Minh đã chủ động, quyết liệt trong việc đảm bảo hàng hoá thiết yếu cho nhân dân.
Tại cuộc họp, trả lời kiến nghị của lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh liên quan đến ngành Công Thương, cụ thể là đề nghị tiếp tục giảm giá điện sau 3 tháng kể từ thời điểm Quyết định của Thủ tướng Chính phủ việc giảm giá điện cho sản xuất kinh doanh và người dân sẽ kết thúc và đề nghị tạm ngừng áp dụng giá điện bậc thang như hiện nay, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ, thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ giảm giá điện với tổng số tiền hỗ trợ là khoảng 11.000 tỷ đồng. Do đó, sau khi kết thúc 3 tháng hỗ trợ tiền điện theo Nghị quyết 41, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp và căn cứ vào tình hình thực tiễn, sự tiến triển của dịch bệnh Covid-19; tình hình phát triển của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng để có tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Về đề xuất liên quan đến giá điện bậc thang, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, điện năng là hàng hoá đặc biệt, là mặt hàng sử dụng nhiều tài nguyên, không có khả năng tái sinh; việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời…; do đó, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng khuyến khích tiêu dùng, sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Kết luận tại cuộc họp về nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ khuyến khích EVN thực hiện giảm giá điện và giao Bộ Công Thương tính toán trên cơ sở cân nhắc đẩy đủ các yếu tố lợi ích của người dân, doanh nghiệp và EVN. |
“Hiện nay chúng ta đang áp dụng giá điện theo 6 bậc” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý, trong đó, đối với các doanh nghiệp thì theo cách tính hiện nay chỉ có 1 bậc, tức là, các DN thuộc khối sản xuất kinh doanh đều không áp dụng giá điện bậc thang. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 5 phương án, từ phương án 1 bậc, 2 bậc… đến 5 bậc và đã gửi dự thảo để xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan; UBND 63 tỉnh, thành phố; đoàn đại biểu Quốc hội của 63 tỉnh thành; các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp.
“Đến nay, chúng tôi đã nhận được 132 kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, trong đó 113 ý kiến đề nghị chọn phương án 5 bậc; 7 ý kiến đề nghị chọn phương án 4 bậc; 1 ý kiến đề nghị chọn phương án 3 bậc và 1 ý kiến đề nghị chọn phương án 1 bậc” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông báo, theo đánh giá của Bộ Công Thương, nếu áp dụng phương án 5 bậc sẽ có lợi hơn cho các hộ sử dụng điện, nhất là các hộ thu nhập thấp, người đi làm công ăn lương, cán bộ, công chức…
![]() |
Như vậy, nếu áp dụng phương án 1 bậc thì TP. Hồ Chí Minh sẽ có khoảng 1,26 triệu hộ, tương đương với 45% khách hàng sử dụng điện, nhất là các hộ thu nhập thấp sẽ phải trả thêm tiền điện. Còn trên phạm vi toàn quốc, sẽ có 18,8 triệu hộ, tương đương với 70% khách hàng sử dụng điện sẽ phải trả thêm tiền điện.
Nguồn tin: congthuong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn